Những tai nạn làm “chuyện ấy” cực nguy hiểm, ai cũng có thể mắc

Google News

(Kiến Thức) - Gãy "súng", rách âm đạo... là những tai nạn thường gặp khi làm "chuyện ấy". Do đó, các cặp đôi nên hết sức cẩn thận cho dù đã có nhiều kinh nghiệm trên giường.

1. Gãy “của quý”
Mặc dù “cậu nhỏ” không có xương nhưng trong nhiều trường hợp, vẫn có thể bị gãy trong khi làm "chuyện ấy" quá mạnh. Gãy xương dương vật xảy ra khi dương vật cương cứng đột nhiên bị uốn cong, gây ra một vết rách trong màng alematinea tunica. Màng này bao quanh lõi của dương vật - khu vực chịu trách nhiệm cho sự cương cứng - và nếu nó bị gãy, máu sẽ rỉ ra các mô xung quanh. Những “nạn nhân” bị gãy dương vật sẽ nghe thấy âm thanh rõ ràng, ngay sau đó là cảm giác đau đớn dữ dội, dương vật sưng và thâm tím.
Nhung tai nan lam “chuyen ay” cuc nguy hiem, ai cung co the mac
 
Chấn thương này thường xảy ra ở những người đàn ông đang quan hệ mạnh hoặc thủ dâm. Tuy nhiên, gãy xương dương vật có thể xảy ra bất cứ lúc nào nếu dương vật bị đẩy vào một bề mặt rắn như đáy chậu - khu vực giữa hậu môn và bìu ở nam giới.
Trong trường hợp này, cần đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt để nhận được sự giúp đỡ kịp thời. Nếu không được điều trị, gãy xương dương vật có thể dẫn đến rối loạn chức năng cương dương và biến dạng “cậu nhỏ” vĩnh viễn.
2. Rách, trầy xước “cô bé”
Phụ nữ làm “chuyện ấy” thường bị rách âm đạo ít nhất 1 lần trong đời. Những vết rách này có thể khiến chuyện “yêu” không thoải mái hoặc đau đớn, nhưng chúng thường không nghiêm trọng.
Khô âm đạo là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng này. Cho dù bạn đang bị khô âm đạo do không đủ kích thích, thay đổi nội tiết tố hoặc căng thẳng, vẫn có những cách để làm giảm khô:
- Sử dụng chất bôi trơn: Hãy kiểm tra thành phần của sản phẩm trước khi sử dụng, các chất như glycerin hoặc lidocaine có thể gây kích ứng hoặc khó chịu.
- Thay đổi vị trí: Phụ nữ ở vị trí bên trên là tốt nhất để giảm nguy cơ rách âm đạo.
- Đừng quên màn dạo đầu: Tham gia vào màn dạo đầu trước khi giao hợp có thể giúp bạn tự bôi trơn, giảm cảm giác khô rát và đau đớn.
3. "Vật thể lạ" bị rơi lại trong âm đạo
Những "vật thể lạ" này thường là tampon, bao cao su hay không một thứ "đồ chơi" nào đó. Nó có thể là hậu quả của việc quan hệ tình dục quá mạnh mẽ dẫn đến rơi trượt hoặc do chị em có "não cá vàng" nên quên mất. Thông thường, nếu không tác động thì các vật thể này sẽ không tự trôi ra được.
Nhung tai nan lam “chuyen ay” cuc nguy hiem, ai cung co the mac-Hinh-2
 
Cách khắc phục: Tiến sĩ Herbenick khuyên bạn nên hít thở sâu, thư giãn và chờ 10-15 phút sau khi bạn quan hệ tình dục để âm đạo trở lại kích thước bình thường thì đưa 2 ngón tay vào để cố gắng lấy nó ra. Nếu bạn không thể, hãy gọi cho bác sĩ càng sớm càng tốt và họ có thể cho bạn lời khuyên hoặc yêu cầu đưa đến viện ngay.
Trong trường hợp "mắc kẹt" mà có thêm biểu hiện ra máu, đau thì không nên cố gắng tự lấy ra mà nên đến bệnh viện ngay lập tức để được bác sĩ xử lý.
4. Nhiễm trùng đường tiết niệu
“Chuyện ấy” là nguyên nhân phổ biến gây nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) ở phụ nữ. Khi quan hệ tình dục, vi khuẩn từ vùng sinh dục và hậu môn có thể xâm nhập vào niệu đạo, bàng quang hoặc thận của phụ nữ gây ra các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu như đi tiểu thường xuyên và đau rát, đau thắt lưng và đau bụng.

Video "Những loại quả được xem là thần dược cho chuyện ấy ở Việt Nam không thiếu". Nguồn: CSHP.

Một số cách ngăn chặn nhiễm trùng đường tiết niệu:
- Đi tiểu trước và sau khi quan hệ: Điều này làm sạch niệu đạo và làm giảm áp lực bàng quang.
- Rửa tay trước và sau khi quan hệ.
- Uống nhiều nước có thể giúp loại bỏ vi khuẩn bằng cách làm loãng nước tiểu và thúc đẩy đi tiểu thường xuyên.
5. Đau tim
Theo một phân tích năm 2011 được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ, hoạt động tình dục mạnh mẽ gần như tăng gấp 3 lần nguy cơ đau tim của một người trong vài giờ ngay sau đó.
Nhung tai nan lam “chuyen ay” cuc nguy hiem, ai cung co the mac-Hinh-3

Mặc dù trường hợp này không thường xuyên xuất hiện nhưng bạn vẫn nên lưu ý và cần sự trợ giúp y tế nếu có những diếu hiệu nguy hiểm sau:
- Đau ngực kéo dài vài phút, hoặc biến mất rồi lại quay lại. Mức độ nghiêm trọng của cơn đau thay đổi và có thể cảm thấy như áp lực nghiêm trọng, chèn ép ở vùng ngực.
- Khó thở xuất hiện cùng lúc với cơn đau, hoặc trước khi cơn đau bắt đầu.
- Nhịp tim không đều hoặc tim đập nhanh bất thường.
- Các dấu hiệu khác có thể bao gồm mệt mỏi, buồn nôn, đau lưng hoặc đau dạ dày và chóng mặt.
6. Đột quỵ
“Chuyện ấy” hiếm khi gây ra đột quỵ, trừ khi bạn có các yếu tố nguy cơ khác như khuyết tật tim.
Dấu hiệu đột quỵ bao gồm:
- Khó nói, nói chậm hoặc không có khả năng nói.
- Đau đầu dữ dội rồi mất dần ý thức.
- Cảm thấy đau hoặc tê ở một bên cơ thể, đặc biệt nếu nó xảy ra đột ngột.
- Mất cảm giác ở 1 bên hoặc 1 phần cơ thể.
- Hoa mắt hoặc khó tập trung vào người và đối tượng.
Thảo Nguyên (Theo Everydayhealth, WHM)