Ngày nay, lò vi sóng là công cụ quen thuộc với mỗi căn bếp. Nó cho phép bạn hâm nóng mọi thứ, thậm chí có thể nấu cả bữa ăn mà không cần phải làm bẩn xoong nồi.
Thực phẩm không nên quay trong lò vi sóng kẻo gây hại đến sức khỏe. Ảnh Internet
Mặc dù điều đó nghe có vẻ là ý tưởng tuyệt vời, nhưng thực tế một số loại thực phẩm và món ăn tốt nhất không nên hâm nóng hoặc làm chín trong lò vi sóng. Dưới đây là những thực phẩm không nên hâm nóng trong lò vi sóng.
Rau cần tây
Cần tây là một thực phẩm lành mạnh, là nguyên liệu tuyệt vời cho nhiều món ăn như món xào, súp nhưng chỉ khi chúng ta ăn sống hoặc nấu chín một lần.
Cần tây chứa nhiều nitrat và hàm lượng chất này sẽ tăng cao rồi chuyển hóa thành nitrit độc hại và nitrosamine gây ung thư sau khi hâm nóng nhiều lần.
Một số loại rau củ quả khác chứa nhiều nitrat cũng không nên hâm nóng trong lò vi sóng: củ dền, rau bina, cải bó xôi…
Cơm
Cơm nguội còn thừa chỉ nên nấu lại trong nồi điện hoặc chế biến thành cơm rang, tránh hâm lại bằng lò vi sóng.
Lý do nếu để ngoài nhiệt độ phòng, cơm nguội có thể phát triển vi khuẩn tạo bào tử - một loại "vỏ" phát triển xung quanh vi khuẩn có hại và không phân hủy ngay cả ở nhiệt độ cao.
Hâm nóng cơm trong lò vi sóng không đủ để loại bỏ những chất độc này, dễ gây nôn mửa hoặc tiêu chảy khi ăn vào.
Nấm
Nấm chứa nhiều Protein và hàm lượng đạm cũng như dinh dưỡng cao. Vì vậy, khi hâm nóng lại bằng lò vi sóng sẽ biến thành chất độc có hại cho cơ thể.
Không chỉ vậy, nếu chúng ta đun lại nấm hơn 1 lần và ăn vào cũng có thể bị ảnh hưởng hay tổn hại đến tim mạch. Khi chúng ta hâm nóng lại trong lò vi sóng, các protein và hàm lượng dinh dưỡng trong nấm cũng sẽ biến thành chất độc có hại cho con người.
Khoai tây thừa từ bữa trước
Khoai tây chỉ có thể hâm nóng trong lò vi sóng khi chúng được bảo quản trong tủ lạnh với nhiệt độ thích hợp ngay sau khi dùng bữa xong.
Còn nếu khoai tây sau khi được nấu chín lần thứ nhất và được bảo quản ở nhiệt độ phòng thì tuyệt đối không nên hâm nóng bằng lò vi sóng. Vì khi ở nhiệt độ phòng, trong khoai tây sẽ sinh ra một loại vi khuẩn có hại cho hệ tiêu hoá, kể cả khi bạn làm nóng lại bằng lò vi sóng thì vi khuẩn này vẫn có thể tiếp tục tồn tại và gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bạn.
Các loại dầu
Các loại dầu thường dùng để nấu ăn như dầu ôliu, dầu hạt nho, dầu hạt cải, dầu lạc,… không phải là chất lỏng. Bản chất của chúng là chất béo, khi được đun nóng, chúng sản sinh ra axit gây trào ngược dạ dày.
Thịt gần chín
Không nên đưa thịt gần chín vào gia nhiệt tiếp. Bởi lẽ thịt gần chín (thịt tái) vẫn còn vi khuẩn gây bệnh, cho dù có bảo quản trong tủ lạnh, vi khuẩn vẫn sinh sôi, dẫu có gia nhiệt bằng lò vi sóng cũng không diệt hết được vi khuẩn.
Động vật có vỏ cứng
Khi cho vào lò vi sóng các loại động vật có vỏ cứng như tôm, cua, sò… thì chúng sẽ có mùi như cao su. Khi món ăn chín thì sẽ không còn đầy đủ chất dinh dưỡng và mất hết vị ngon của hải sản.
Thịt gà
Thịt gà nếu không được làm nóng đúng cách có thể dẫn tới ngộ độc thực phẩm. Để đảm bảo an toàn khi hâm nóng thịt gà, bạn cần chắc chắn rằng mọi bộ phận của con gà đều phải đạt đến nhiệt độ ít nhất 175 độ F vì ở nhiệt độ này vi khuẩn nguy hiểm mới bị tiêu diệt.
Để biết được thịt gà đã nóng đến nhiệt độ trên hay chưa, bạn cần phải sử dụng một chiếc nhiệt kế trong lúc nấu ăn. Với gà đã được nấu chín thì cần được bảo quản ở nhiệt độ dưới 42 độ F (~ 5.555556℃), còn đối với gà đã được nấu chín trên 3 ngày thì bạn cần lập tức bỏ đi không nên sử dụng.
Giang Thu