Hạch bạch huyết là hệ thống gồm hàng trăm khối tế bào nhỏ như hạt đậu. Chúng ta có hơn 600 hạch bạch huyết nằm rải rác khắp cơ thể. Tuy nhiên chỉ những vị trí như cổ, nách, bụng và bẹn, bạn mới có thể sờ thấy hạch.
Sưng hạch là dấu hiệu của nhiều bệnh lý
Cùng với lá lách, amidan, adenoids, hạch bạch huyết giúp chúng ta chống lại nhiễm trùng và bệnh tật. Các hạch bạch huyết được kết nối với nhau bằng mạch (hệ thống ống chạy khắp cơ thể như tĩnh mạch). Chúng mang chất lỏng bạch huyết trong suốt như nước, chảy qua toàn bộ hạch. Khi chất lỏng chảy qua, các tế bào bạch huyết giúp bảo vệ cơ thể khỏi vi trùng, vi khuẩn có hại.
Lympho B, T là hai loại tế bào bạch huyết nói trên. Trong đó, tế bào B tạo kháng thể bám vào vi trùng, báo hiệu cho hệ thống miễn dịch biết chúng cần phải tiêu diệt kẻ lạ mặt. Tế bào T có nhiệm vụ đa dạng hơn. Một số tiêu diệt vi trùng, số khác theo dõi các tế bào miễn dịch. Chúng gửi tín hiệu để thông báo cơ thể nên điều chỉnh các tế bào miễn dịch sao cho phù hợp và đủ liều lượng.
Dịch bạch huyết cũng mang theo protein, chất thải, mảnh vụn tế bào (những gì còn lại sau khi tế bào chết), vi khuẩn, virus và chất béo dư thừa bị lọc ra, trước khi nó trở lại máu.
|
Cơ thể chúng ta có hơn 600 hạch bạch huyết. Ảnh: The Thyroid, Head & Neck Cancer Guide.
|
Khi cơ thể có vấn đề như bệnh tật hoặc nhiễm trùng, các hạch sẽ sưng lên. Đó là dấu hiệu cho thấy có nhiều tế bào lympho đang phải hoạt động nhiều để tiêu diệt vi trùng. Điều này có thể nhận thấy dễ dàng ở các hạch tại cổ.
Theo Mayo Clinic, hạch bạch huyết sưng thường đi kèm với đau, có kích thước bằng hạt đậu hoặc lớn hơn. Tùy thuộc nguyên nhân gây nổi hạch, bệnh nhân có thể gặp thêm những triệu chứng như: chảy nước mũi, đau họng, sốt, những dấu hiệu của nhiễm trùng đường hô hấp.
Sưng hạch khắp cơ thể có thể là do nhiễm virus HIV, bạch cầu đơn nhân hoặc rối loạn hệ miễn dịch (bệnh viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ). Các hạch cứng, cố định, lớn dần có thể là cảnh báo bạn bị ung thư. Đi kèm nổi hạch, bệnh nhân còn bị sốt, đổ mồ hôi đêm.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác như cảm lạnh, cúm, nhiễm trùng tai, áp xe răng, lao, phản ứng với thuốc phenytoin, ngừa sốt rét cũng có thể gây sưng hạch.
Nhận biệt các bệnh nguy hiểm qua đặc điểm của hạch
Khối lượng bạch huyết tăng đều đặn sau khi sinh cho đến năm chúng ta 8-12 tuổi. Sau đó, các hạch bị teo dần trong tuổi dậy thì. Nổi hạch bất thường hay đi kèm với những bệnh lý nhiễm trùng, nguy hiểm. Theo nghiên cứu của bác sĩ Robert Ferrer (Trung tâm Khoa học Sức khỏe, Đại học Texas,San Antonio, Texas, Mỹ), bạn cần lưu ý những đặc điểm bất thường sau đây của các hạch trên cơ thể để phát hiện bệnh sớm:
Kích thước: Các nút hạch bình thường là khi chúng có đường kính tối đa 1 cm. Do đó, nếu các vết hạch của bạn lớn hơn kích thước trung bình này, nó được xem là dấu hiệu cảnh báo cơ thể gặp vấn đề.
Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu cho rằng kích thước hạch bất thường còn căn cứ vào vị trí mà nó xuất hiện. Chẳng hạn, hạch biểu mô lớn hơn 0,5 cm, hạch ở bẹn lớn hơn 1,5 cm được xem là bất thường.
Một nghiên cứu dựa trên 213 người trưởng thành bị nổi hạch không rõ nguyên nhân cho thấy toàn bộ bệnh nhân bị ung thư đều có hạch lớn trên 1x1 cm. Đặc biệt, 8% người mắc ung thư có hạch từ 1x1 cm đến 1,5x1,5 cm. 38% trường hợp bị hạch lớn hơn 1,5x1,5 cm.
Ở trẻ nhỏ, các hạch bạch huyết bình thường có đường kính như sau: cổ tử cung ≤ 2 cm, nách ≤ 1 cm, bẹn ≤ 1,5 cm. Do đó, các hạch bạch huyết có đường kính trên 2 cm thường là dấu hiệu cảnh báo bệnh u hạt như lao, sarcoidosis hoặc ung thư (chủ yếu u bạch huyết).
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng đưa quan điểm việc đánh giá ung thư hay không dựa trên kích thước thường không rõ ràng.
|
Cơ thể nổi hạch bất thường là cảnh báo bạn có thể mắc một số bệnh lý nguy hiểm về nhiễm trùng, ác tính. Ảnh: Healthline.
|
Gây đau đớn hay không?: Khi một hạch bạch huyết tăng nhanh về kích thước, nang của nó sẽ căng ra và gây đau cho người bệnh. Cảm giác đau thường là kết quả của quá trình tế bào bị viêm, hệ miễn dịch đang làm việc. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, cơn đau hạch cũng có thể do xuất huyết từ các tế bào ác tính. Dù vậy, hạch có đau hay không không xác định được nó là hạch lành tính hay ác tính.
Đặc tính của hạch: Ở người bình thường, khi sờ, bạn sẽ thấy hạch di động tốt mà không bị dính với mô xung quanh, có bờ giới hạn rõ, sờ nắn không đau và mật độ mềm vừa phải không quá cứng. Nang hạch mềm cảnh báo bạn bị nhiễm trùng hoặc viêm.
Với những bệnh nhân bị ung thư, khi sờ vào, hạch (nhất là vùng cổ) có cảm giác cứng, đặc biệt là giai đoạn khối u ác tính đã di căn. Các nang hạch chắc, dính chặt với các mô xung quanh, bờ giới hạn không còn rõ ràng, sờ nắn sẽ cảm thấy đau và mật độ cứng chắc có thể là dấu hiệu của ung thư hạch.
Vị trí: Nơi các hạch khu trú cũng quyết định tình trạng bệnh lý mà chúng ta mắc phải. Chẳng hạn, hiện tượng tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng gây bệnh ở cổ tử cung và một số bệnh lây truyền qua đường tình dục có liên quan tình trạng nổi hạch ở bẹn. Nhiễm trùng huyết do mèo cào, cắn thường gây nổi hạch ở cổ tử cung hoặc nách.
Nguy hiểm nhất là hạch thượng đòn. Ước tính 90% bệnh nhân >40 tuổi và 25% trường hợp <40 tuổi mắc ung thư có hạch thường đòn. Những người nổi hạch ở vị trí này thường liên quan ung thư phổi, thực quản. Nổi hạch ở thượng đòn trái có thể là dấu hiệu của bệnh lý tại tinh hoàn, buồng trứng, thận, tuyến tụy, tuyến tiền liệt, dạ dày hoặc túi mật. Một số bệnh nhân khác nổi hạch toàn thân, cảnh báo hàng loạt bệnh lý về miễn dịch.
Ung thư hạch là một trong những bệnh khó chữa bởi nó liên quan hệ thống hạch bạch huyết khắp cơ thể. Khi gặp tình trạng hạch bất thường, nhất là vùng cổ, nách, bẹn..., bạn nên tới gặp bác sĩ để được khám và phát hiện bệnh sớm nếu có.
Theo Zingnews