Do chứa nhiều chất xơ, vitamin C, vitamin B1, folate và các chất chống oxy hóa, cam là thực phẩm tuyệt vời cho chế độ ăn. Cam có nhiều lợi ích cho sức khỏe như cải thiện bệnh huyết áp cao, bảo vệ hệ tim mạch, tăng cường miễn dịch, cải thiện sức khỏe xương khớp, thanh lọc máu và giảm táo bón…
Những lợi ích của nước ép cam
Nước ép cam tươi không chỉ có lượng vitamin C cao mà còn chứa lượng đường ít… so với các nước ngọt đóng chai. Dưới đây là những lợi ích của nước ép cam khi tiêu thụ một lượng thích hợp.
• Nước ép cam giàu các chất chống oxy hóa, do đó giúp ngăn ngừa các căn bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, ung thư và tiểu đường.
• Nước ép cam có thể giúp ngăn ngừa bệnh sỏi thận nhờ làm tăng độ pH của nước tiểu, giúp nước tiểu kiềm hơn.
• Nước cam cũng được chứng minh làm tăng lượng cholesterol tốt, do đó giúp cải thiện sức khỏe tim mạch.
• Nước ép cam chứa các chất chống viêm.
Khi pha chế nước cam tươi, lời khuyên là không nên lọc bỏ chất xơ và tép cam vì đây là những chất có lợi nhất của nước cam.
Nước ép cam có hiệu quả trong điều trị táo bón?
Bệnh táo bón xảy ra ở người đi đại tiện ít hơn 3 lần/tuần. Đây là tình trạng chất thải bài tiết từ cơ thể bị giữ ở đường tiêu hóa và cứng hơn gây khó đau và khó đi đại tiện.
Triệu chứng của táo bón gồm:
• Ít đi đại tiện
• Phân cứng và bị cục
• Khó đi đại tiện
• Không thể giải phóng hoàn toàn chất thải
Hầu hết các trường hợp bị táo bón, đặc biệt là táo bón không thường xuyên thì thay đổi chế độ ăn và lối sống là biện pháp điều trị hiệu quả. Uống thuốc nhuận tràng cũng là một biện pháp chữa táo bón tạm thời bởi nếu sử dụng thuốc trong thời gian dài có thể gây mất nước và một số trường hợp có thể gây nghiện.
Uống các loại nước ép trái cây giúp giảm táo bón ở một số người. Các loại nước ép từ trái cây tươi và rau xanh chứa chất xơ và sorbitol đều có tác dụng kích thích đi đại tiện. Thêm vào đó, bổ sung một lượng nước lớn cũng làm mềm chất thải cứng đồng thời cung cấp nước cho cơ thể.
Các nước ép trái cây tươi tốt cho sức khỏe và có nhiều tác dụng tuyệt vời đặc biệt trong mùa nắng nóng. Một số loại nước ép trái cây tươi rất hiệu quả nhất trong điều trị táo bón là nước ép dứa, nước ép dưa hấu, nước chanh, nước ép táo, nước ép dưa leo và đặc biệt là nước ép cam.
Nước ép cam giúp chữa táo bón như thế nào?
Chất xơ thúc đẩy đi đại tiện: Một trong những nguyên nhân chính gây táo bón là thiếu chất xơ trong chế độ ăn. Chế độ ăn thiếu chất xơ có thể gây ra những vấn đề bên trong cơ thể do hệ tiêu hóa và gây tồi tệ thêm tình trạng táo bón. Uống nước ép cam nguyên tép cung cấp chất cơ cần thiết và kích thích đường ruột, làm giảm quá trình làm sạch chất thải hàng ngày.
Cải thiện hoạt động của nhu động ruột: Nhu động rất quan trọng đối với việc vận chuyển thức ăn xuống dạ dày và vận chuyển chất thải xuống hậu môn. Nước ép cam giúp tăng cường hoạt động của nhu động ruột, do đó loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể và làm giảm táo bón.
Hoạt động như một loại thuốc nhuận tràng: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nước ép cam có nhiều vitamin C có tác dụng làm mềm chất thải và naringenin, một loại flavonoid có tác dụng như một chất nhuận tràng.
Một số cách pha chế nước cam để chữa táo bón.
1. Nước ép cam và nước ép mận
Nguyên liệu:
1/2 ly nước ép mận
1/2 ly nước ép cam
Cách thực hiện:
Cho 2 loại nước ép vào ly rồi khuấy đều để uống. Nếu cần, bạn có thể uống nước ép hỗn hợp này một vài giờ sau.
2. Nước ép cam và nước ép nha đam
Nguyên liệu:
2 thìa canh nước ép nha đam
1 ly nước ép cam nguyên tép
Cách thực hiện:
Dùng muỗng lấy phần gen của lá nha đam tươi.
Trộn gen nha đam với nước ép cam rồi uống.
Nếu không thấy táo báo giảm bớt, hãy uống hỗn hợp nước ép nha đam với nước ép cam sau 4-5 giờ.
3. Nước ép nha đam với dầu oliu
Nguyên liệu:
1 ly nước ép cam
1 thìa canh dầu oliu
Cách thực hiện:
Cho dầu oliu vào ly nước ép cam, trộn đều rồi uống để chữa táo bón. Bạn cũng có thể cho tinh dầu thầu dầu hoặc tinh dầu hạt lanh thay cho dầu oliu.
Nước ép cam có tác dụng phụ gì không?
Cũng giống như các loại thực phẩm khác, nước ép cam không phải không có những nhược điểm. Hãy nhớ luôn uống nước cam điều độ để tránh những tác dụng không mong muốn dưới đây.
• Nước cam chứa nhiều calo nên có thể làm tăng lượng đường huyết nếu tiêu thụ quá nhiều
• Nước cam không an toàn cho người bị tiểu đường
• Người bị tiêu chảy tránh uống nước cam vì các loại đường trong nước cam có thể khiến tiêu chảy nặng thêm và gây đau dạ dày.
Minh Bùi (Theo Boldsky)