Dứa cung cấp một lượng lớn vitamin C bởi vị chua đặc trưng, loại trái này cung cấp khá nhiều khoáng chất như canxi, kali, folate và vitamin B1. Được biết dứa cung cấp khá ít protein và chất béo, ít calo và hạn chế sản sinh cholesterol trong máu. Ngoài ra, bởi trong dứa có chứa một loại enzyme bromelanin có khả năng phân hủy protein nhanh hơn thông thường, do vậy dứa thường được chế biến trong các món đạm như bò, cá, vịt, ngan… để thịt nhanh mềm, có mùi và hương vị đặc trưng hơn. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý một số điều dưới đây để ăn dứa không gây hại cho sức khoẻ.
Ăn dứa khi đói
|
Không nên ăn dưa khi đói. |
Dứa là trái cây nhiều nước, mát, rất thích hợp trong mùa hè. Tuy nhiên, ăn dứa khi đói sẽ khiến cơ thể bị nôn nao, khó chịu. Nguyên nhân là do các chất hữu cơ và bromelin có trong dứa tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột.
Ăn dứa bị dập, nát
Dứa là loại cây bụi mọc sát mặt đất, vỏ lại xù xì nên quả dứa là nơi cư trú của nấm. Khi dứa bị dập nát, dịch bào thấm ra, nấm sẽ phát triển. Đây là điều kiện thuận lợi cho nấm xâm nhập sâu vào trong quả dứa, gây ngộ độc cho người ăn.
Trên thực tế, đã có không ít người bị ngộ độc, thậm chí tử vong vì ngộ độc dứa. Các triệu chứng ngộ độc thường thấy là mệt mỏi, khó chịu, ngứa ngáy, nổi mề đay… Để đề phòng tai biến, nên ăn dứa tươi, còn nguyên, không dập nát.
Không ăn quá nhiều dứa
Có thể gây hại cho răng nếu ăn quá nhiều bởi tính axit cao của dứa có thể tác động đến men răng, gây sâu răng nhanh chóng. Do vậy ở những người có chân răng yếu thường than phiền ăn dứa xong sẽ cảm thấy đau răng, ê răng giống như khi ăn đồ quá nóng hoặc lạnh.
Theo Bằng Lăng/Khỏe & Đẹp