Phát hiện “siêu nút” ngăn virus nCoV xâm nhập tế bào, COVID-19 chết chắc?

Google News

(Kiến Thức) - Phương pháp điều trị COVID-19 mới do các nhà khoa học Viện Weizmann phát triển có thể mang lại hy vọng mới trong cuộc chiến với virus SARS-CoV-2.

Mặc dù vắc xin có thể đưa thế giới trở lại bình thường sau đại dịch, nhưng virus SARS-CoV-2 đột biến liên tục đòi hỏi sự phát triển của các loại thuốc đặc trị hiệu quả hơn. Trong một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Microbiology, các nhà nghiên cứu của Viện Khoa học Weizmann, cùng với các cộng sự từ Viện Pasteur Pháp và Viện Y tế Quốc gia (NIH) Hoa Kỳ, đã đưa ra một phương pháp điều trị COVID-19 mới.
Thay vì nhắm mục tiêu đến protein của virus chịu trách nhiệm cho virus xâm nhập vào tế bào, nhóm các nhà nghiên cứu chuyển hướng sang protein trên màng tế bào của con người - tế bào cho phép xâm nhập này. Sử dụng một phương pháp tiên tiến, các nhà nghiên cứu đã tạo ra một "siêu nút" phân tử làm tắc nghẽn vật lý "cổng vào" này, từ đó ngăn virus gắn được vào tế bào và xâm nhập.
Phat hien “sieu nut” ngan virus nCoV xam nhap te bao, COVID-19 chet chac?
 Ảnh minh họa.
Theo tìm hiểu, hầu hết các liệu pháp điều trị COVID-19 tiềm năng (và các loại vắc xin hiện tại) cho SARS-CoV-2 đều nhắm vào cái gọi là "protein đột biến" được tìm thấy trên vỏ ngoài của virus. Tuy nhiên, protein này dễ bị đột biến làm xói mòn hiệu quả của các phương pháp điều trị này.
Giáo sư Gideon Schreiber thuộc Khoa Khoa học Phân tử của Weizmann, người đã giám sát nghiên cứu mới, cho biết: "Vì virus không ngừng phát triển nên chúng tôi tập trung vào thụ thể không tiến hóa của con người được gọi là ACE2, hoạt động như một vị trí xâm nhập của virus". Cách tiếp cận này không dễ bị ảnh hưởng bởi các biến thể virus mới xuất hiện, đây là một trong những thách thức chính trong việc chống lại đại dịch COVID-19.
ACE2, được gắn vào màng tế bào biểu mô phổi và các mô khác, là một enzym quan trọng để điều hòa huyết áp. Do đó, có thể chỉ cần chặn thụ thể này để ngăn chặn sự xâm nhập của SARS-CoV-2 thì virus này cũng không can thiệp được vào chức năng của ACE2. Từ đây, các nhà nghiên cứu đặt ra mục tiêu phát triển một phân tử protein nhỏ có thể liên kết với ACE2 tốt hơn so với SARS-CoV-2 nhưng không ảnh hưởng đến hoạt động enzym của thụ thể.
Qua nhiều lần thử nghiệm, các nhà nghiên cứu đã phân lập được một đoạn protein nhỏ có khả năng liên kết mạnh hơn 1.000 lần so với vùng liên kết ban đầu mà nó tiến hóa. Đoạn protein nhỏ này được gọi là "Siêu nút", không chỉ phù hợp với ACE2 như một chiếc găng tay, nó còn có thể duy trì hoạt động enzym của ACE2 - giống như các nhà nghiên cứu đã dự định. Hơn nữa, do liên kết mạnh, cần có nồng độ rất thấp của phân tử mới được thiết kế để đạt được hiệu quả ngăn chặn mong muốn.
Để phát triển một phương pháp tiềm năng này thành một loại thuốc, Schreiber và nhóm của ông đã hợp tác với Giáo sư Yinon Rudich thuộc Khoa Khoa học Trái đất và Hành tinh của Weizmann. Cùng với Tiến sĩ Ira Marton và Tiến sĩ Chunlin Li, họ đã tạo ra một loại thuốc xịt cho phép phân tử đã phát triển có thể sử dụng qua đường hô hấp cho bệnh nhân.
Cho đến nay, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm tại NIH, công thức được phát triển ở chuột lang bị nhiễm SARS-CoV-2. Kết quả sơ bộ chỉ ra rằng phương pháp điều trị này làm giảm đáng kể các triệu chứng bệnh, cho thấy rằng nó có thể là một loại thuốc tiềm năng. Nhiều nghiên cứu tiền lâm sàng hơn được lên kế hoạch thực hiện tại NIH trong tương lai gần, đây thực sự là tín hiệu vui.
Phat hien “sieu nut” ngan virus nCoV xam nhap te bao, COVID-19 chet chac?-Hinh-2
 

Kiều Dụ (Theo STD)