Nghiên cứu trước đó của các nhà khoa học từng khẳng định rằng, virus Zika chỉ có khả năng sống sót trong tinh dịch khoảng 3 tháng. Tuy nhiên, trường hợp dương tính với Zika gần đây nhất là một người đàn ông ở Italia, các nhà khoa học đã phát hiện ra virus Zika tồn tại trong tinh dịch ông 188 ngày kể từ lần đầu tiên ông bị nhiễm bệnh.
Một trường hợp khác cũng phát hiện dương tính với virus Zika 181 ngày sau khi được chẩn đoán mắc bệnh.
|
Virus Zika gây dị tật đầu nhỏ ở thai nhi. |
Trước đó, các nhà nghiên cứu khuyến cáo, các cặp vợ chồng nên trì hoãn sinh hoạt tình dục không có biện pháp bảo vệ trong vòng 3 tháng đầu. Tuy nhiên, phát hiện mới này buộc các quan chức y tế buộc phải chỉnh sửa lại khuyến cáo, người dân buộc phải chờ lâu hơn nữa để tránh nguy cơ dị tật bẩm sinh.
Phát hiện mới này được công bố trên 2 tờ báo của Trung tâm phòng chống và kiểm soát dịch bệnh châu Âu. Tuy nhiên, các tác giả nghiên cứu chưa đề cập đến khả năng lây nhiễm của Zika sau 6 tháng tồn tại trong tinh dịch cụ thể như thế nào.
Virus Zika chủ yếu do loại muỗi Aedes aegypti truyền bệnh. Cũng có một số bằng chứng cho thấy loại muỗi hổ châu Á (Aedes albopictus) cũng có thể lây lan virus này. Đây là loại muỗi khá phổ biến ở Mỹ, có mặt tại ít nhất 32 bang.
Loại muỗi Aedes rất nhanh thích nghi với môi trường sống của con người. Chúng có thể sinh sôi trong một chậu nước nhỏ và môi trường ẩm ướt xung quanh nhà ở.
Tuy nhiên, muỗi không phải là nguồn truyền bệnh duy nhất của Zika. Có nghiên cứu cho thấy Zika có thể lây nhiễm qua đường tình dục. Trong một trường hợp, một người đàn ông đi du lịch ở Senegal và nhiễm Zika đã truyền virus sang vợ sau khi ông trở về nhà. Trong trường hợp khác, Zika cũng được phát hiện trong tinh dịch.
Video: Những điều cần biết về virus Zika:
Linh Chi