...vừa để vá tình trạng hở van 3 lá nặng, vừa lấy dị vật để ngăn chặn nguy cơ dị vật di lệch sẽ làm đứt động mạch vành phải gây nguy hiểm tính mạng.
Vừa hở van nặng, vừa mang dị vật trong tim
Theo TS.BS Nguyễn Hoàng Định, Trưởng khoa Phẫu thuật Tim mạch, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM, nữ bệnh nhân Mai Thị T. (59 tuổi, ngụ tại quận Gò Vấp, TPHCM) nhập viện sau một thời gian luôn bị tình trạng mệt khi gắng sức, có biểu hiện khó thở, nặng ngực, hồi hộp đánh trống ngực... Kết quả siêu âm tim ghi nhận, bệnh nhân bị hở van 3 lá rất nặng do đứt một số dây chằng của hai trong số ba lá van của van ba lá, tim phải giãn lớn. Nhưng điều đáng nói là trên phim X-quang ngực thẳng và chụp mạch vành, các bác sĩ phát hiện trong tim bệnh nhân có một mảnh dị vật cản quang. Thực hiện thêm phim MSCT không cản quang, các bác sĩ xác định vị trí của dị vật cách đường đi của động mạch vành phải chỉ 3mm. Điều này làm các bác sĩ hết sức ngạc nhiên bởi thông thường bệnh nhân khó lòng sống được khi bị những vết thương hỏa khí tại vị trí đặc biệt nguy hiểm (ghim vào tim) như vậy. “Ngay cả trong y văn thế giới cũng chưa thấy ghi nhận ca bệnh nào tương tự mà vẫn còn sống”, BS Nguyễn Hoàng Định cho hay.\
|
Ê kíp các bác sĩ thăm bệnh nhân sau ca phẫu thuật thành công. |
Bệnh nhân T. cho biết, mảnh kim loại này là do tai nạn nổ mìn trong lúc đi thăm vườn dừa từ 45 năm trước, lúc mới 14 tuổi. Bệnh nhân lúc đó đã được phẫu thuật ở vùng ngực trái và bụng để gắp những mảnh dị vật ra khỏi cơ thể. Riêng mảnh dị vật trong tim, do kỹ thuật thời đó không cho phép can thiệp nên đành phó mặc số trời. Rất ngạc nhiên là bệnh nhân đã sống hòa bình với mảnh mìn ghim trong tim suốt 45 năm qua.
Phẫu thuật nội soi vừa vá van tim, vừa lấy dị vật
Sau khi hội chẩn và trao đổi về nguy cơ bệnh tình với người nhà, các bác sĩ quyết định sẽ thực hiện phẫu thuật nội soi vá hở tim 3 lá cho bệnh nhân, kết hợp xẻ tim lấy mảnh dị vật. BS Nguyễn Hoàng Định cho biết: “Tổn thương tim ba lá của bệnh nhân này là một dạng tổn thương ít gặp, sửa chữa phức tạp hơn các trường hợp hở van 3 lá do các bệnh lý thông thường. Đặc biệt, đây là lần đầu tiên thực hiện phẫu thuật nội soi kết hợp để lấy cả dị vật. Việc lấy dị vật do hỏa khí trong cơ thể là cực kỳ phức tạp, hơn nữa đây lại là dị vật tại tim, cơ quan tối quan trọng của cơ thể và việc phẫu thuật đòi hỏi sẽ phải cho ngưng tim nên rất nguy hiểm. Đồng thời, tại vị trí này không cho phép phẫu thuật viên mở rộng tim ra để tìm kiếm như tại một số phần trong cơ thể”.
Sau ca phẫu thuật nội soi kéo dài 3.5 tiếng, các bác sĩ đã hoàn tất việc sửa van tim và loại bỏ được dị vật sau 45 năm có đường kính 4 x 12mm ra khỏi nhĩ phải của bệnh nhân. Phẫu thuật không chỉ giúp bệnh nhân tránh nguy cơ suy tim nặng do hở van 3 lá, loại bỏ được nguy cơ mảnh kim loại di lệch gây nguy hiểm tính mạng. Phẫu thuật nội tim mạch cũng tránh cho bệnh nhân ca phẫu thuật hở vùng ngực vốn cần tới từ 2.5 - 3 tháng mới có thể sinh hoạt bình thường. Hiện bệnh nhân đã bình phục và dự kiến sau 2 tuần kể từ khi phẫu thuật bệnh nhân sẽ có thể vận động như bình thường.
Mời quý độc giả xem video về tai biến y khoa (nguồn VTV):
Trần Nhung