Chạy bộ là một bài tập thể dục cường độ vừa phải, rất tốt cho sức khỏe tim mạch, tăng cường sức bền và giúp cải thiện tâm trạng. Nhiều mẹ bầu vẫn duy trì thói quen chạy bộ trong suốt thai kỳ để giữ gìn vóc dáng và sức khỏe. Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ còn khuyến khích phụ nữ mang thai nên tham gia các bài tập aerobic và tăng cường sức mạnh thể chất trước, trong và sau thai kỳ.
Trừ những phụ nữ mang thai có vấn đề về sức khỏe và bác sĩ khuyên không nên tập aerobic khi đang mang thai, với các thai phụ khác chạy bộ sẽ có thể mang lại nhiều lợi ích cho cả mẹ và con như: Cải thiện sức khoẻ tim mạch, giữ cân nặng hợp lý, giảm nguy cơ béo phì, cải thiện tâm trạng và giảm stress,...
|
Chạy bộ ngày càng trở nên phổ biến, kể cả với những phụ nữ đang mang thai. Ảnh: Getty |
Cần lưu ý điều gì khi chạy bộ trong thời gian mang thai?
Để việc hoạt động hay chạy bộ trong thời gian mang thai được thuận lợi nhất, bạn cần lưu ý một số điều sau:
Chọn đúng giày chạy: Một đôi giày chạy phù hợp sẽ giảm áp lực lên cơ xương và mang lại sự thoải mái khi chạy bộ. Trước khi chạy bộ, hãy đảm bảo đã khởi động cơ thể và làm mát đủ. Điều này giúp tránh chấn thương và căng cơ.
Uống đủ nước: Trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, cơ thể người phụ nữ cần nhiều nước hơn để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của con. Tập thể dục và đổ mồ hôi sẽ làm giảm lượng nước trong cơ thể, nên việc uống nhiều nước là rất quan trọng. Việc uống nước trước, trong và sau khi chạy bộ cũng sẽ giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể, điều đặc biệt cần thiết khi mang thai vì cơ thể dễ bị nóng hơn bình thường.
Sử dụng quần áo chạy bộ có hỗ trợ: Trong quá trình cơ thể thay đổi và phát triển phụ nữ mang thai có thể thấy rằng bản thân cần được hỗ trợ thêm ở một số khu vực nhất định. Ví dụ như một chiếc áo ngực thể thao sẽ hỗ trợ làm giảm áp lực lên bộ ngực đang phát triển.
Chạy tốc độ vừa phải: Bắt đầu với một tốc độ và khoảng thời gian nhẹ nhàng, dễ chịu và tăng dần dần theo thời gian. Không nên chạy bộ quá nhanh hoặc quá sức. Duy trì tư thế chạy đúng và vận động một cách ổn định. Tránh các động tác gây giật mình hoặc gây căng thẳng.
Hạn chế chạy trong giai đoạn cuối mang thai: Trong giai đoạn cuối mang thai, cơ xương và cơ bắp đã chịu áp lực lớn. Do đó, hạn chế chạy bộ quá mạnh trong giai đoạn này và chuyển sang các hoạt động nhẹ nhàng hơn như đi bộ.
Ngọc Mai (Tổng hợp)