|
Ảnh minh họa. |
Theo ước tính có khoảng 83 loại thuốc bị tương tác bởi nho và trong số đó có khoảng 43 thuốc gây ra tương tác cực kỳ hệ trọng gồm: Suy thận cấp tính, suy chức năng hô hấp, chảy máu dạ dày, ức chế sinh tủy xương và thậm chí có trường hợp còn bị chết đột ngột do ngộ độc thuốc. Vì vậy không nên ăn nho gần với thời điểm uống thuốc.
Nhóm thuốc an thần: Các thuốc buspiron, carbamazepin, diazepam có tác dụng giải lo, dễ ngủ. Nho có thể làm tăng nồng độ của thuốc lên đến 200% gây ra ngủ gật suốt ngày hôm sau, dễ gây ra tai nạn khi điều khiển phương tiện giao thông, tai nạn xây dựng nếu làm việc trên cao và tai nạn lao động nếu làm việc dây chuyền.
Nhóm thuốc trị tăng huyết áp: Bao gồm các thuốc chẹn kênh canxi như nifedipin, verapamin trị tăng huyết áp và làm chậm nhịp tim ở những người nhịp tim nhanh. Nhưng khi dùng chung với nho, sẽ tăng liều thuốc dẫn đến khó kiểm soát được huyết áp. Nó có thể làm tăng nồng độ thuốc từ 40 - 100% so với khi uống bằng nước thường.
Nhóm thuốc chống hen: Thuốc trị hen loại theo phillin bị giảm hấp thu khi dùng với nước nho. Điều này là hết sức nguy hiểm vì không đủ liều nên người bệnh không dứt được cơn khó thở và triệu chứng của bệnh có thể trở nên trầm trọng.
Nhóm thuốc hạ mỡ máu: Đây là các thuốc dành cho người béo phì, tăng huyết áp, gan nhiễm mỡ. Hai trong số các thuốc bị ảnh hưởng mạnh đó là simvastatin, lovastatin. Nho làm tăng tích trữ thuốc trong cơ thể lên đến 1.200 – 1.500%. Điều đó có nghĩa chúng gây ra nguy cơ nhiễm độc rất cao.
Để phòng tránh ngộ độc, tuyệt đối không nên dùng nước ép nho để uống các loại thuốc này. Cũng không được ăn nho hoặc bất cứ chế phẩm nào của nho trước và sau khi uống thuốc. Thời gian khuyến cáo là ít nhất 2 ngày trước và sau khi uống thuốc. Thời gian này mới đủ cho cơ thể thải bỏ hết các chất trong nho.
BS Yên Lâm Phúc (Học viện Quân y 103)