Hồi đó, tôi mới 25 tuổi, anh hơn tôi ba tuổi. Ở tuổi này có lẽ con người ta vẫn còn sự bốc đồng, ương ngạnh. Anh quản lý một công ty chuyên phân phối vật liệu xây dựng, hay phải chén chú chén anh cùng đối tác, bạn bè.
Tôi nghĩ mãi không hiểu nổi, vì sao khi đàn ông ngồi vào bàn nhậu là phải ép nhau rượu bia. Họ đặt ra những qui tắc để ép uổng đối phương thật man rợ: “Vào ba ra bảy” (chào bàn uống ba ly, ai ra về trước phải chịu phạt bảy ly). Nếu ai uống ít thì bị chế giễu, đi nhậu khuya bị vợ gọi về thế nào bạn nhậu cũng coi thường, giễu là đồ sợ vợ, núp váy đàn bà, không đáng mặt nam nhi.
Ở với nhau hai năm nhưng cuộc sống hôn nhân căng thẳng, triền miên trong cãi vã. Anh tự ái cao, kiên cường bất khuất, "thà phụ vợ con còn hơn phụ bạn".
Bây giờ tôi ly hôn đã 5 năm, nuôi con một mình. Anh không còn hiện diện trong cuộc sống của mẹ con tôi nữa nhưng nhiều đêm trong mơ tôi vẫn giật mình thon thót, quá khứ ám ảnh hiện về như thước phim quay chậm.
|
Ép nhau rượu bia là hành động vô văn hóa nhất. Ảnh minh họa |
Đồng hồ điểm 12 giờ đêm, tôi ôm con nhỏ mới hai tháng tuổi trên tay và thấp thỏm sao chồng vẫn chưa về. Vừa lúc nãy, anh còn hứa chỉ uống xã giao hai, ba ly thôi rồi về trước 9 giờ tối. Nhắn tin không thấy chồng trả lời, tôi chẳng dám gọi điện bởi sợ làm chồng mất mặt với bè bạn.
Tôi để mặc con trên giường một mình, chân trần chạy từ lầu cao xuống đất (quên cả đi thang máy). Ơn trời chồng tôi đang ngồi trên gờ xi măng của bồn cây công viên, có vẻ anh không bị gì nghiêm trọng. Ngó sang chiếc xe ô tô bẹp rúm đầu vì đâm thẳng vào gốc cây phượng.
Khi tôi hỏi chuyện gì xảy ra anh lè nhè: “Ủa em hả, nhà mình ở đâu?”. Tôi lắc đầu ngao ngán dẫn chồng về nhà. Rất may tai nạn không gây thiệt hại về người, vật bị anh tông trúng là gốc cây chứ không phải là ai đó.Tôi vừa vào giường đặt con gái xuống thì bảo vệ chung cư lên bấm chuông. Đoán có sự chẳng lành, ngực tôi đánh trống thình thịch. Tôi đứng không vững khi nghe bảo vệ nói: “anh D. là chồng chị phải không, anh ý đụng xe dưới sân, chị xuống xem sao nhé”.
Chồng tôi còn có một tật, khi nhậu xỉn rất thích đưa bạn về để tỏ lòng mến khách. Anh đi ô tô, ai đi xe máy anh đều khuyên họ hãy gửi xe lại quán để anh lái xe đưa về cho an toàn. Đó là một chuyện khiến tôi và anh hay cãi vã.
Những lúc anh tỉnh táo tôi đã hết mực khuyên can: “Anh còn con nhỏ, sau bữa nhậu anh cũng uống rất nhiều, tự lái xe về an toàn được đã mừng lắm rồi. Anh kệ người ta đi, sao anh ôm đồm mời mọc đưa người ta về làm gì”. Y như rằng anh phản đối. Anh cho rằng mình đi xe hơi an toàn hơn, bạn đi xe máy về khuya đường xa nguy hiểm. Đã là anh em chơi chung với nhau thì phải biết suy nghĩ cho nhau. Thế là tôi biến thành người đàn bà nhỏ nhen, ích kỷ, thiển cận.
Tôi đã xuống nước chấp nhận anh phải đi nhậu và tiếp khách nhiều là điều khó tránh, chỉ khuyên anh nên về nhà cất xe ô tô hoặc để xe lại cơ quan luôn rồi bắt taxi đi nhậu cho an toàn, lỡ về trễ vợ con cũng đỡ lo. Ai ngờ anh lại viện ra lý do: “Đi gặp đối tác mà đi xe ôm, đi taxi thì mất tư thế, họ nhìn thấy còn ai thèm làm ăn với mình”. Đêm hôm đó trên đường lái xe về nhà, anh đã quẹt trúng một bác đang chạy xe máy.
Nhận điện thoại báo, tôi cuống cuồng gửi con nhờ hàng xóm trông giùm, tất tả chạy đến giải quyết hậu quả chồng mình gây ra. Đám bạn chí cốt ép uống bia rượu cùng chồng tôi tuyệt nhiên không thấy ông nào. Khi tôi đến nơi, người bị nạn đã được người dân đưa đi cấp cứu, còn anh, tuy nồng nặc hơi men, nhưng vì gây tai nạn nên đã tỉnh, anh lè nhè: “Em đến bệnh viện coi người ta bị sao không, anh say quá nên lạc tay lái”. Nạn nhân bị gãy chân, ảnh hưởng sức lao động trong ba tháng. Tôi xin lỗi lạy lục, thỏa thuận đền ba mươi triệu đồng, mãi họ mới đồng ý bỏ qua cho.
Đấy là lần nghiêm trọng nhất và cũng là nhát cắt chia lìa cuộc hôn nhân của chúng tôi. Tôi không thể mãi sống trong thấp thỏm lo âu như thế. Không đêm nào tôi được ngủ yên, ngay ngáy lo chồng có bị sao không, có đụng trúng ai không, rồi giật bắn mình khi thấy tin nhắn hay các cuộc điện thoại lạ gọi tới báo tin chẳng lành.
Anh không thay đổi được, thôi thì đành đường ai nấy đi. Tôi còn phải nghĩ cho tương lai của con gái mình, con tôi cần được sống bình yên chứ không phải luôn phấp phỏng phải đợi anh về trong dáng vẻ say
Theo Bảo Ngọc /Phụ nữ Tp HCM