Mướp đắng thuộc loài cây leo mọc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới họ Bầu bí (Cucurbitaceae), quả ăn được, thuộc loại đắng nhất trong các loại rau quả.
Lợi ích từ mướp đắng
Nguồn Vitamin K dồi dào
Vitamin K giúp tăng cường sức khỏe của xương, chống đông máu, và là chất chống viêm. Vitamin K giúp cải thiện chứng viêm khớp, đau khớp. Việc bổ sung mướp đắng đáp ứng nhu cầu vitamin K hàng ngày cho cơ thể bạn. Ngoài ra, nó cũng là nguồn chất xơ tuyệt vời mà bạn không nên bỏ qua.
Sỏi thận
|
Ảnh minh họa. |
Sỏi thận có thể gây ra những cơn đau dữ dội cho bạn. Mướp đắng có thể phá vỡ viên sỏi và giúp cơ thể đào thải qua đường nước tiểu, bởi nó làm giảm nồng độ acid trong nước tiểu, giảm đau do sỏi thận. Bạn có thể sử dụng một ly trà mướp đắng, rất hữu dụng mà lại không cần bỏ thêm đường.
Giảm Cholesterol
Bạn có thể giảm lượng cholesterol trong máu bằng cách sử dụng mướp đắng. Cholesterol máu cao cần được chẩn đoán thông qua xét nghiệm máu. Giảm cholesterol cũng đồng nghĩa với việc làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Mướp đắng là một vị thuốc tự nhiên giúp cơ thể ngăn ngừa các biến cố tim mạch.
Nguy hại khi sai cách
Ăn quá nhiều
Mướp đắng được trồng ở nhiều nước như Ấn Độ, Pakistan, Ba Tư, Nam Phi, Đông Nam Á, Trung Quốc, châu Phi và vùng Caribe. Ở nước ta, đây cũng là một loại thực phẩm quen thuộc được ưa chuộng.
Cũng bởi vì mướp đắng rất tốt cho sức khỏe, nên nhiều người có xu hướng biến mướp đắng thành loại thực phẩm ăn thường xuyên và dài này.
Tuy nhiên, thực phẩm dù tốt đến mấy thì ăn nhiều cũng có hại. Hơn nữa lại dùng không đúng bệnh, đúng đối tượng thì cái hại càng tăng lên.
Nếu bạn lạm dụng mướp đắng một cách vô tội vạ, bạn có thể gặp phải những vấn đề sau:
Có hại cho trẻ nhỏ nếu ăn mướp đắng sớm
Thông thường, mướp đắng không phải là thực phẩm dành cho trẻ nhỏ. Bởi nếu trẻ ăn quá sớm, khi đó hệ tiêu hóa của trẻ sẽ không đủ khả năng hấp thụ dinh dưỡng và đào thải độc tố từ mướp đắng.
Vì thế, nên hạn chế cho trẻ ăn những món được chế biến từ mướp đắng.
Giảm khả năng sinh sản
Những kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy, mướp đắng nếu ăn nhiều có khả năng có thể làm giảm khả năng sinh sản.
Nguyên nhân do, ăn nhiều khổ qua sẽ làm một số loại hoóc-môn ‘tình yêu’ gia tăng quá mức cần thiết, tạo ra những thành phần độc tố gây hại trong cơ thể.
Thiếu máu tan huyết
Đây cũng là một trong những ảnh hưởng tiêu cực mà mướp đắng có thể gây ra. Những triệu chứng thường gặp của bệnh này bao gồm hôn mê, đau bụng, đau đầu và sốt.
Bệnh thiếu máu tán huyết là kết quả của việc thiếu hụt máu do các enzyme không hoạt động được như bình thường. Khi tiêu thụ quá nhiều mướp đắng, lượng độc tố trong loại rau này sẽ tác động đến chức năng của các enzyme, gây hại cho sức khỏe.
Theo Khoevadep