Sữa chua thích hợp với tất cả mọi người
|
Sữa chua tốt nhưng không có nghĩa là hợp với tất cả mọi người.
|
Sữa chua mặc dù tốt nhưng không có nghĩa thích hợp với tất cả mọi người. Những ai mắc bệnh tiêu chảy, bệnh đường ruột phải cẩn thận khi ăn sữa chua, trẻ dưới một tuổi không nên ăn. Ngoài ra, người mắc bệnh tiểu đường, bệnh xơ vữa động mạch, viêm túi tụy và viêm mật cũng không nên ăn sữa chua có đường, nếu không sẽ làm gia tăng tình trạng bệnh.
Sữa chua thích hợp nhất với nhóm người thường xuyên uống rượu, hút thuốc, làm việc với máy tính, bị táo bón, thường dùng thuốc kháng sinh, loãng xương, bệnh về tim mạch.
Ăn sữa chua lúc đói là phá hủy dạ dày
Khi bụng trống rỗng, độ axit trong dạ dày lớn. Những vi khuẩn có lợi trong sữa chua rất dễ bị axit dạ dày giết chết và tác dụng bảo vệ sức khoẻ của sữa chua sẽ giảm đi rất nhiều. Với người bình thường, thời điểm ăn sữa chua ăn tốt nhất là vào sau bữa cơm từ 1-2 tiếng, còn với người đau dạ dày thì lưu ý chỉ ăn sau khi ăn no.
Quá nóng hay quá lạnh sẽ mất công dụng của sữa chua
|
Quá nóng hay quá lạnh sẽ làm mất tác dụng của sữa chua.
|
Mong muốn có sức khỏe tốt, nhiều người do không có thói quen ăn đồ lạnh, hoặc sợ viêm họng nên đã hâm nóng sữa chua lên ăn. Tuy nhiên, trong sữa chua chứa nhiều vi khuẩn sống tốt cho cơ thể và chỉ để ở môi trường lạnh chúng mới duy trì được sự sống. Các vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ bị tiêu diệt ở nhiệt độ 70 độ C trở lên, vì vậy khi sữa chua bị hâm nóng đã vô tình giết chết vi khuẩn có lợi cho cơ thể.
Ăn quá nhiều sữa chua
Quan niệm ăn sữa chua càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự bài tiết các chất dung môi trong dạ dày giảm cảm giác thèm ăn. Vì vậy mỗi ngày chỉ nên ăn 250 đến 500 gram sữa chua là hợp lý.
Theo Hải Đường (TH)/Khoevadep