Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 435.265 ca mắc COVID-19, đứng thứ 59/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 164/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 4.427 ca nhiễm).
|
TP yêu cầu thực hiện xét nghiệm nhanh 1 ngày/lần theo mẫu gộp 3 người, thời gian xét nghiệm hàng ngày vào lúc 5h đến 6h30 sáng, do lực lượng quân y thực hiện tại các trạm y tế lưu động của 312 phường, xã, thị trấn trên địa bàn TP. |
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 431.072 ca, trong đó có 217.028 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
+ Có 08/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước Quảng Ninh, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hoà Bình, Yên Bái, Hà Giang, Kon Tum.
+ Có 04 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Thái Bình, Hải Phòng, Điện Biên, Phú Thọ.
+ 05 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP. Hồ Chí Minh (209.921), Bình Dương (104.208), Đồng Nai (22.641), Long An (20.933), Tiền Giang (9.217).
Sáng 30/8: Có 6.309 bệnh nhân COVID-19 nặng đang điều trị, 8 tỉnh qua 14 ngày chưa ghi nhận ca mắc mới - Ảnh 1.
Có 6.309 ca COVID-19 nặng đang điều trị tại các cơ sở y tế trong đó có hơn 900 ca thở máy và ECMO
Số ca mắc COVID-19 trên thế giới tính đến ngày 30/9
Tính đến 6h ngày 30/8 (theo giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 217.172.371 ca mắc COVID-19, trong đó có 4.514.131 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 590.772 và 9.780 ca tử vong mới.
Số bệnh nhân bình phục đã đạt 194.059.798 người, 18.598.442 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 113.501 ca nguy kịch.
Trong 24 giờ qua, Ấn Độ dẫn đầu thế giới với 43.381 ca nhiễm mới; tiếp theo là Anh (33.196 ca) và Iran (31.516 ca). Nga đứng đầu về số ca tử vong mới với 797 người chết, tiếp theo là Mexico (756 ca và Iran (581 ca).
Mỹ, Ấn Độ và Brazil vẫn là 3 nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Số ca nhiễm tại Mỹ đến nay là 39.664.552 người, trong đó có 654.682 ca tử vong. Ấn Độ ghi nhận tổng cộng 32.737.569 ca nhiễm, bao gồm 438.387 ca tử vong. Trong khi đó, Brazil xếp thứ ba với 20.741.815 ca bệnh và 579.308 ca tử vong.
Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 8.813, nâng tổng số ca được điều trị khỏi: 219.802 ca.
2. Theo tống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.309 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 4.069
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.221
- Thở máy không xâm lấn: 118
- Thở máy xâm lấn: 877
- ECMO: 24
3. Số bệnh nhân tử vong:
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 10.749 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4% so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).
Tình hình xét nghiệm
- Trong 24 giờ qua đã thực hiện 568.545 xét nghiệm cho 668.793 lượt người.
- Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 12.715.682 mẫu cho 32.116.373 lượt người.
Bộ Y tế hoả tốc yêu cầu thực hiện nghiêm công tác tiêm chủng vaccine COVID-19 Bộ Y tế hoả tốc yêu cầu thực hiện nghiêm công tác tiêm chủng vaccine COVID-19
SKĐS - Theo Bộ Y tế, trong thời gian qua, tại một số cơ sở tiêm chủng có biểu hiện xác định đối tượng ưu tiên, tổ chức tiêm chủng vaccine COVID-19 chưa đúng quy định, gây bức xúc cho người dân, làm ảnh hưởng đến tốc độ tiêm chủng; tỷ lệ bao phủ.
Tình hình tiêm chủng vaccine COVID-19
Trong ngày 28/8 có 261.692 liều vaccine COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 19.431.093 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 16.999.888 liều, tiêm mũi 2 là 2.431.205 liều.
Tối 29/8, UBND TP HCM đã ban hành văn bản khẩn, cho phép shipper được phép hoạt động thêm ở các quận 'vùng đỏ' kể từ ngày mai 30/8, song phải thực hiện xét nghiệm nhanh 1 ngày/lần theo mẫu gộp 3 người. Song đây là các shipper nằm trong danh sách của Sở Công thương và đã tiêm ít nhất 1 mũi vaccine.
TP yêu cầu thực hiện xét nghiệm nhanh 1 ngày/lần theo mẫu gộp 3 người, thời gian xét nghiệm hàng ngày vào lúc 5h đến 6h30 sáng, do lực lượng quân y thực hiện tại các trạm y tế lưu động của 312 phường, xã, thị trấn trên địa bàn TP.
Shipper hoạt động ở 14 quận, huyện còn lại phải là người đã được tiêm ngừa ít nhất 1 mũi vaccine và thực hiện xét nghiệm nhanh có kết quả âm tính với COVID-19.
Tuy nhiên, quy trình thực hiện sẽ là xét nghiệm nhanh 2 ngày/lần theo mẫu gộp 3 người do lực lượng quân y thực hiện tại các trạm y tế lưu động của 312 phường, xã, thị trấn trên địa bàn TP cho đến hết thời gian ngày 6/9.
Đồng Nai phát hiện hơn 2.500 mẫu dương tính sau tầm soát diện rộng
Sau 2 vòng thực hiện xét nghiệm diện rộng tầm soát COVID-19, tính đến ngày 29/8, toàn tỉnh Đồng Nai đã lấy hơn 1,3 triệu mẫu test nhanh, trong đó có 2.537 mẫu dương tính với SARS-CoV-2. Bên cạnh đó, địa phương cũng đã tiến hành lấy hơn 114.200 mẫu xét nghiệm gộp, phát hiện 17 mẫu gộp dương tính với SARS-CoV-2, chiếm tỷ lệ 0,015%.
Hiện tại, 11 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã bắt đầu triển khai xét nghiệm đợt 3 bằng phương pháp RT-PCR. Đây được xem là đợt lấy mẫu quan trọng trước khi đánh giá và đưa ra phương hướng phòng chống dịch tiếp theo tại Đồng Nai.
Đến nay, tỉnh Đồng Nai đã hoàn tất 4 đợt tiêm đầu tiên với hơn 422.000 liều. Địa phương đang tiếp tục triển khai đợt tiêm thứ 5 và 6. Cụ thể, đợt thứ 5 đã tiêm được hơn 141.000 liều (đạt 89,8% kế hoạch) và đợt thứ 6 đã tiêm hơn 205.000 liều (đạt 77,5% kế hoạch).
Như vậy đến nay, toàn tỉnh Đồng Nai đã có trên 714.000 người được tiêm vaccine (chiếm tỉ lệ 31,7% số người trên 18 tuổi). Trên 55.000 người trong đó đã tiêm đủ 2 mũi vaccine.
Ngày 29/8, toàn tỉnh ghi nhận thêm 418 trường hợp dương tính với SAR-CoV-2 (giảm 43,4% so với ngày 28/9), nâng tổng số ca mắc mới trong đợt dịch thứ 4 lên gần 22.700 ca mắc. Trong đó có trên 9.700 bệnh nhân được điều trị khỏi và xuất viện, 186 trường hợp tử vong.
Tây Ninh giãn cách xã hội thêm 14 ngày từ 0h ngày 30/8
Sau 42 ngày tỉnh Tây Ninh thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 (từ ngày 18/7), tình hình dịch bệnh cơ bản được kiềm chế, số ca F0 trong cộng đồng có xu hướng giảm. Tuy nhiên, kết quả tổng xét nghiệm sàng lọc COVID-19 những ngày qua cho thấy tình hình dịch bệnh, nhất là tại các khu vực có nguy cơ cao vẫn còn diễn biến phức tạp, nhiều ca F0 chưa được phát hiện.
Ngày 29/8, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh Nguyễn Thanh Ngọc đã chỉ đạo tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội trên địa bàn tỉnh theo chỉ thị 16 thêm 14 ngày, từ 0h ngày 30-8.
UBND tỉnh Tây Ninh cho biết, tùy theo diễn biến tình hình dịch bệnh, tỉnh sẽ xem xét, cân nhắc điều chỉnh thời gian giãn cách xã hội cho phù hợp.
Việc tiếp tục giãn cách xã hội để thực hiện có hiệu quả các công tác tổng xét nghiệm sàng lọc, cắt đứt triệt để nguồn lây ra khỏi cộng đồng ở những vùng có nguy cơ dịch bệnh cao, để có biện pháp phòng, chống hiệu quả, sớm đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới.
UBND tỉnh Tây Ninh yêu cầu người dân ở tại nhà "ai ở đâu ở yên đó" để khống chế triệt để, cắt đứt nguồn lây nhiễm dịch bệnh, trừ trường hợp cấp thiết cấp cứu, khám bệnh, mua lương thực, hàng hóa thiết yếu... Chính quyền địa phương tiếp tục cấp giấy đi chợ, siêu thị mua hàng thiết yếu cho hộ gia đình (phân chia theo ngày chẵn, ngày lẻ) và tổ chức lực lượng hỗ trợ.
Nhung Băng