Bạn phải ghi nhớ cách hấp cua cho đúng. Hấp cua có sự khác biệt lớn giữa hấp nước lạnh và hấp nước nóng, nếu bạn làm sai bước này thì phần thịt cua sẽ chảy ra và chân cua bị gãy, quá lãng phí.
Bây giờ chúng tôi tôi sẽ cho bạn biết phương pháp chính xác của việc hấp cua và một số mẹo, hãy cùng tham khảo.
Đầu tiên, cua sẽ được rửa sạch bề mặt bên ngoài, dùng bản chải đánh răng đánh sạch các chất bẩn trên bề mặt.
Việc dùng nước lạnh hay nước nóng để hấp cua? Nó thực sự phụ thuộc vào hương vị bạn thích.
Hấp cua trong nồi có nước nóng, hơi nước sẽ nhanh chóng làm đông đặc lại cua, để cua không bị mất đi hương vị và có vị đậm đà hơn.
Nhưng hấp cua trong nồi nước lạnh, nhiệt độ trong nồi tăng chậm, cua dễ bị nhũn. Tuy nhiên, thịt cua sẽ mềm hơn, ăn sẽ không bị tanh.
Khi hấp cua, điểm quan trọng nhất là phải lật cua và ngửa bụng lên, để dù có cho vào nồi nước lạnh thì cua cũng không dễ bị nhũn. Vì vậy, nếu muốn cua không bị mất đi hương vị và thịt cua được tươi, mềm thì nên hấp qua nước lạnh.
Chú ý thời gian hấp không nên quá 15 phút, bởi hấp lâu sẽ khiến thịt cua bị khô, cứng. Vì vậy, thường hấp từ 12 - 15 phút, còn cua nhỏ 12 phút là đủ.
Những lưu ý khi ăn cua:
Không nên ăn cua để qua đêm, tốt nhất nên ăn cua ngay trong ngày, cua để qua đêm rất dễ sinh vi khuẩn, nếu muốn ăn thì tốt nhất nên hâm nóng lại, nếu không cua ăn sẽ không ngon.
Cua nên ăn với mắm, giấm, gừng. Cua có tính lạnh, nếu ăn nhiều sẽ dễ bị tiêu chảy đối với những người yếu dạ dày, nhưng ăn với mắm, giấm, gừng có thể hóa giải được tính lạnh.
Theo PV/Bảo vệ công lý