1. Đánh răng sau khi thức dậy
Đây là một cách làm phản khoa học. Bởi các thành phần trong kem đánh răng chẳng có nhiều thời gian để lưu lại trên răng và phát huy tác dụng mà lại "theo" bữa ăn sáng xuống dạ dày. Nên đánh răng sau bữa ăn 1 tiếng. Súc miệng sau khi thức giấc, ăn sáng và đánh răng sau đó 1 tiếng là thời điểm tốt nhất.
Nếu lỡ tiêu thụ các thực phẩm có chứa độ axit cao hay các thức uống như rượu, cà phê, hoa quả họ cam quýt, nước giải khát, bạn chỉ nên nhai kẹo cao su không đường hoặc súc miệng lại với nước sạch mà thôi.
Tiếp đến, hãy đánh răng khoảng một giờ sau khi tiêu thụ các loại thực phẩm ấy. Nguyên nhân là do đánh răng ngay sau lúc bạn ăn uống các thực phẩm trên có thể khiến răng bị xói mòn cao.
|
Súc miệng sau khi thức giấc, ăn sáng và đánh răng sau đó 1 tiếng là thời điểm tốt nhất. Ảnh minh họa. |
2. Đánh răng bằng nước lạnh
Đánh răng bằng nước lạnh dễ làm tổn hại đến ngà răng, khiến răng nhạy cảm đồng thời không tạo điều kiện cho các chất trong kem đánh răng phát huy tác dụng.
Thành phần chính trong kem đánh răng là chất fluoride. Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm thấy rằng thành phần này đóng một vai trò quan trọng và có tác dụng tốt nhất trong nhiệt độ tối ưu là 37 độ C.
Các nha sĩ khuyến nghị bạn nên đánh răng bằng nước ấm vì đó là môi trường nhiệt độ gần nhất với nhiệt độ cơ thể.
3. Đánh răng quá nhanh hoặc quá lâu
Nhiều người đánh răng cho có và điều này rất không tốt cho răng. Đánh răng là để loại bỏ các mảng bám trên răng. Mảng bám nha khoa là một loại vi khuẩn không màu gắn liền với bề mặt của răng và nướu. Nó là thủ phạm gây sâu răng và viêm nướu. Để tiêu diệt được các loại mảng bám này, các chuyện gia đều khuyên chải răng từ 2-3 phút 1 lần. Nếu chải răng nhanh quá thì mảng bám vẫn còn, không thể làm sạch được răng.
Còn nếu đánh răng lâu quá sẽ gây tổn hại cho lợi và men răng.
4. Đánh răng theo chiều ngang
Đa số chúng ta thường có thói quen chải răng theo chiều ngang bởi như vậy sẽ tiện lợi và nhanh chóng hơn. Cách đánh răng này chẳng khác gì hành động mài răng, nó không những loại bỏ những cặn dư thừa mà còn có thể gây ra những khuyết tật cho răng như viêm nướu, viêm nha chu hay răng nhạy cảm...
Thao tác đúng là phải đặt bàn chải nghiêng 45 độ ngay duới nướu răng. Chải nhẹ nhàng theo chiều thẳng đứng hoặc theo hình tròn giữa nướu và răng. Lặp lại động tác này đối với tất cả các răng. Chải mặt ngoài, mặt trong theo chiều thẳng đứng. Còn đối với mặt nhai thì chải theo chiều ngang.
5. Bàn chải không đúng kích cỡ
Kích thước răng mỗi người không giống nhau. Việc chọn bàn chải quá lớn hay quá nhỏ sẽ khiến cho nó không hoàn thành được nhiệm vụ của mình.
6 Không súc miệng sau mỗi lần đánh răng
Nếu sau khi đánh răng mà bạn không súc miệng thì cũng chẳng khác nào bạn không đánh răng. Súc miệng là cách sẽ giúp bạn loại bỏ được hết vi khuẩn trong miệng. Do đó đừng quên thao tác này sau khi đánh răng nhé.
7. Không thay bàn chải thường xuyên
Các bác sĩ nha khoa đều khuyến cáo nên thay bàn chải đánh răng mỗi 03-04 tháng/ lần hoặc thậm chí thay sớm hơn nếu lông bàn chải bị sờn hoặc cùn.
Thay vì áp dụng một thời gian cứng nhắc trong việc thay bàn chải đánh răng thường xuyên, bạn nên kiểm tra lông của bàn chải là tốt nhất. Một khi các sợi lông mất tính linh hoạt bình thường của nó và bắt đầu loe ra thì bạn nên thay đổi bàn chải đánh răng.
8. Không vệ sinh lưỡi
Sau khi đánh răng bạn nên dùng mặt sau của bàn chải hoặc dùng bàn chải lưỡi để làm sạch bề mặt lưỡi. Vì lưỡi chủ yếu là mô mềm nên khi ăn uống có rất nhiều cặn thức ăn bám đọng vào các kẽ, lỗ nhỏ li ti trên bề mặt lưỡi. Lưỡi cũng là nơi trú ẩn lý tưởng của vi khuẩn.
9. Đánh răng mạnh
Thực tế chải răng không cần đè mạnh. Thói quen dùng lực mạnh khi đánh răng dễ làm tổn thương nướu và bào mòn ngót cổ răng. Do vậy chỉ cần chải răng với lực vừa phải, đúng phương pháp, chải đều ở tất cả các mặt của răng là được.
Mời quý độc giả xem video 7 thực phẩm càng ăn nhiều càng tốt:
Theo Người Đưa Tin