Tại sao người mắc bệnh thận dễ bị tổn thương nặng do COVID-19?

Google News

(Kiến Thức) - COVID-19 là bệnh dễ lây lan và ảnh hưởng tới tim, hệ thần kinh, đường máu, đường tiêu hóa và thận. Theo các nghiên cứu, người bị bệnh thận, nhất là bệnh nhân chạy thận kèm các bệnh lý nền có nguy cơ cao nhiễm COVID-19.

COVID-19 và bệnh thận
Một nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Kidney International cho thấy, bệnh nhân bị bệnh thận dễ nhiễm COVID-19 và chăm sóc người bệnh chạy thận cần theo phác đồ chặt chẽ để giảm thiểu nguy nhiễm bệnh.
Kết quả nghiên cứu cho thấy trong số 536 bệnh nhân nhiễm COVID-19, có 36 trường hợp bị suy thận cấp xảy ra trong thời gian 20 ngày sau khi nhiễm vi-rút dù có nồng độ creatinin ở mức bình thường. Suy thận cấp ảnh hưởng đến các hệ số khác nhau ở trước thận và tại thận dẫn đến suy đa tạng, gây tử vong ở 33 bệnh nhân bị suy thận cấp.
Tuổi tác và hội chứng suy hô hấp cấp tính được xem là những yếu tố nguy cơ gây suy thận cấp ở các bệnh nhân nhiễm COVID-19.
Creatinin là sản phẩm của sự thoái giáng của creatin trong các cơ. Creatinin có nguồn gốc nội sinh chủ yếu từ gan, thận, tụy được tổng hợp từ Arginin và Methionin. Creatinin có nguồn gốc ngoại sinh do thức ăn cung cấp.
Tai sao nguoi mac benh than de bi ton thuong nang do COVID-19?
 
Nguyên nhân chính xác gây bệnh thận ở người mắc COVID-19 vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng nhiễm trùng máu dẫn đến hội chứng “bão cytokine” hay tổn thương tế bào trực tiếp do vi-rút gây ra. RNA của virus được tìm thấy trong mô thận ở người nhiễm virus SARS-CoV và virus MERS-CoV.
Nghiên cứu khác cũng chỉ ra kết quả tương tự cho thấy những người bị nhiễm virus corona như SARS-CoV và MERS-CoV bị tổn thương thận cấp tính. Các trường hợp này chiếm từ 5-10% và có tỉ lệ tử vong cao.
Bí quyết giúp người mắc bệnh thận ngăn ngừa nguy cơ bị nhiễm COVID-19
Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa bệnh tật Hoa Kỳ khuyến nghị các bước cần thực hiện giúp người mắc bệnh thận hoặc trải qua lọc máu hay mới ghép thận có thể ngăn ngừa nguy cơ mắc COVID-19.
• Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước trong 20 giây hoặc sử dụng nước rửa tay khô có chứa cồn.
• Duy trì khoảng cách 2m với người khác, nhất là với người bị ho và hắt hơi.
• Khi có cảm giác ốm và có các triệu chứng giống bị cảm cần ở nhà cũng như cần tư vấn bác sĩ ngay.
5 điều các bệnh nhân chạy thận cần ghi nhớ trong đại dịch COVID-19
• Không được quên điều trị chạy thận
• Liên lạc với trung tâm chạy thận thường xuyên
• Nắm rõ các triệu chứng của COVID-19
• Ăn các thực phẩm lành mạnh và uống thuốc đúng giờ
• Tránh đi ra ngoài, nếu đi ra ngoài phải đeo khẩu trang
Tai sao nguoi mac benh than de bi ton thuong nang do COVID-19?-Hinh-2
 
Chế độ ăn giúp người bị bệnh thận ngăn ngừa COVID-19
Quỹ Thận Hoa Kỳ khuyến nghị nên bổ sung các thực phẩm sau đây vào chế độ ăn cho người mắc bệnh thận.
Thực phẩm nên ăn
• Ngũ cốc
• Trái cây tươi (tránh cho thêm siro ngọt và sốt táo)
• Ăn rau xanh như măng tây, cà rốt, đậu hà lan, bắp, đậu cô ve và bí ngòi vàng
• Cá ngừ, thịt cua, gà, cá hồi
• Bơ đậu phộng hoặc bơ hạnh nhân lạt
• Sốt mayonnaise
• Bánh quy giòn Graham hoặc bánh quy lạt
• Nước ép nam việt quất, nước ép táo và nước ép nho
• Sữa bột hoặc sữa đặc không đường
Tai sao nguoi mac benh than de bi ton thuong nang do COVID-19?-Hinh-3
 
Thực phẩm cần tránh
• Trái cây sấy khô
• Ngũ cốc chứa trái cây sấy khô
• Các loại hạt họ đậu sấy như đậu cúc, đậu đen, đậu hải quân và đậu thận.
• Cám hoặc yến mạch ngũ cốc.
• Khoai tây
• Cà chua
• Nước tăng lực
Bên cạnh đó, các nhà thận học khuyến nghị các thành viên sống chung với bệnh nhân chạy thận cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa cần thiết và các điều chỉnh đối với bệnh nhân để ngăn ngừa nguy cơ bị nhiễm COVID-19.
Minh Bùi (Theo Boldsky)