Không chỉ có ở người, hiện tượng tim vẫn đập khi được đưa ra khỏi cơ thể này còn có thể được tìm thấy ở phần lớn các loại động vật có vú. Khi thực hiện việc mổ giải phẫu những loại động vật nhỏ như ếch, chuột,... nếu bạn có thể cắt tách quả tim của chúng ra một cách hoàn hảo thì những quả tim đó sẽ tự đập thêm được một lúc nữa trước khi chết hẳn.
Sở dĩ có hiện tượng tim tự đập bên ngoài cơ thể vật chủ là do cấu tạo của quả tim bao gồm đầy đủ các bó cơ phục vụ cho quá trình hoạt động mà không cần đến sự can thiệp của bất cứ cơ quan nào khác. Thêm vào đó, điều khiển chức năng đập của tim là nút xoang nhĩ và nút nhĩ thất. Nút xoang nhĩ có khả năng co bóp khoảng 70 lần một phút, tương đương với 70 nhịp đập một phút còn nút nhĩ thất có khả năng tự co bóp khoảng hơn 30 lần mỗi phút. Chính sự co giật các cơ một cách tự phát này mà tim có thể tự đập được khi đưa ra khỏi cơ thể người.
|
Nếu được cung cấp đủ oxi qua máu tim người có thể tự đập rất lâu. |
Thêm vào đó, cơ chế hoạt động của tim không phụ thuộc vào sự chi phối của não bộ mà tim có hai cơ quan điều khiển riêng gọi là hệ giao cảm và hệ đối giao cảm. Chính vì cấu tạo độc lập hoàn toàn này mà ngay cả khi cơ thể người bị chết não tim vẫn có thể tiếp tục đập liên tục chừng nào còn được cung cấp đủ oxy.
Trong điều kiện bình thường khi được đưa ra khỏi cơ thể tim người có thể đập được trong khoảng 60 giây trước khi cạn năng lượng và dừng đập. Mặc dù vậy trong một trường hợp được ghi nhận lại trái tim tự đập được tới 25 phút sau khi được đưa ra khỏi cơ thể, các bác sĩ lý giải đó là do nạn nhân trước khi chết đã sử dụng ma túy liều cao dẫn đến việc kích thích tim hoạt động mạnh và lâu hơn hẳn so với người bình thường.
Video tim của con rùa đập liên tục sau khi được đưa ra khỏi cơ thể (nguồn youtube)
Tuấn Anh