Tết cho con ăn những món này, cha mẹ coi chừng hối không kịp

Google News

Sắp tới năm mới, có những thực phẩm dưới đây có thể an toàn với người lớn nhưng lại vô cùng nguy hiểm với trẻ nhỏ, tốt nhất bạn không nên cho trẻ ăn dù chỉ một miếng.

1. Uống đồ uống có cồn
Dịp lễ tết, các gia đình thường hay tổ chức ăn uống và tất nhiên không thể thiếu bia rượu. Với người lớn, nếu uống quá nhiều bia rượu có thể gây tổn hại sức khỏe nhưng với trẻ nhỏ, dù chỉ một ngụm thôi cũng đủ nguy hiểm tính mạng.
Đã có không ít người vì chủ quan, trêu chọc trẻ uống bia rượu, kết quả gây ra bi kịch đáng tiếc. Vào ngày 10/12/2018, cậu bé 10 tuổi họ Đặng sống ở huyện Bác Bạch, Ngọc Lâm, Quảng Tây (Trung Quốc) đi ăn tối cùng bạn của người anh họ Đặng Văn Á. Trong bữa ăn, do mọi người không để ý nên cậu bé 10 tuổi đã uống 3 chén rượu gạo.
Mãi cho tới khi người anh thấy em ngất xỉu, nôn mửa mới đưa tới viện thì bác sĩ thông báo cơ thể của Tiểu Đặng có các triệu chứng giống như nghiện rượu cấp tính gồm ngừng tim đột ngột, suy hô hấp, thiếu oxy não và mất cân bằng điện giải. Bác sĩ cảnh báo nếu cậu bé tỉnh lại muộn, có khả năng não bị tổn thương vĩnh viễn và không thể hồi phục, sống không khác gì người thực vật.
Tet cho con an nhung mon nay, cha me coi chung hoi khong kip
 
Theo cảnh báo của các bác sĩ, việc trẻ nhỏ sau khi uống các chất kích thích như rượu bia sẽ ảnh hưởng đến gan, dạ dày, hệ miễn dịch. Sau khi uống rượu bia, các mao mạch sẽ giãn nở, sức tản nhiệt tăng lên, khiến trẻ dễ bị cảm và viêm phổi. Rượu, bia có thể làm quá trình phát dục của trẻ bị rối loạn và gây ra nhiều ảnh hưởng đến chức năng sinh sản sau này đối với cả nam và nữ.
2. Ăn các loại hạt
Ngày Tết gia đình nào cũng không thể thiếu các loại hạt như hạt dưa, hạt dẻ cười. Bản thân những loại hạt này rất tốt cho sức khỏe vì chứa nhiều dinh dưỡng có lợi. Tuy nhiên, nếu cho trẻ nhỏ ăn cần đặc biệt chú ý hoặc tốt nhất không nên cho ăn bởi những loại hạt này có kích cỡ nhỏ, trẻ chưa phát triển răng đầy đủ khi ăn có thể vô tình bị hóc, lọt vào khí quản.
Li Guolin, bác sĩ trưởng của Khoa Nhi, Bệnh viện Liên kết thứ hai nhắc nhở rằng trẻ dưới 3 tuổi không dễ nhai hạt và phản xạ nuốt chưa phát triển đầy đủ. Ngay cả khi chúng có thể cắn hạt, chúng vẫn không thể nhai được kỹ. Ngoài ra, nếu khí quản bị chặn, nó có thể gây tử vong chỉ sau vài phút. Đặc biệt là các loại hạt tròn như hạt mác ca và quả hồ trăn.
Ví dụ như tháng 2/2018, một bé trai 7 tháng tuổi ở huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế đã nhâp viện trong tình trạng bị khó thở. Nguyên nhân là do hạt dưa mắc ở góc phải phế quản. Các bác sĩ đã phải nội soi lấy dị vật và may mắn thành công.
3. Ăn thạch
Tương tự như các loạt hạt, thạch tuy ngon và được nhiều trẻ em yêu thích nhưng nó cũng không an toàn hoàn toàn với trẻ nhỏ. Thậm chí so với một số trường hợp hóc dị vật có góc cạnh thì hóc thạch còn nguy hiểm hơn. Bởi các dị vật có góc cạnh sẽ vẫn có khe hở giúp oxy lọt qua nhưng thạch có hình tròn, nhẵn dễ bịt chặt khí quản.
Điền hình như trường hợp bé 11 tháng tuổi ở TP.HCM tử vong sau khi ăn thạch vào ngày 23/7/2018. Trong lúc ăn thạch rau câu, bé đã bị sặc và tím tái toàn thân được gia đình đưa tới bệnh viện địa phương. Dù đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức tim phổi cho bé nhưng không thành công. Khi chuyển đến khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng 2, các bác sĩ thông báo không thể cứu chữa.
4. Dưa muối, thực phẩm đã chế biến
Các gia đình có người già đặc biệt thích ngâm dưa chua và thịt vào mùa đông, và bỏ rất nhiều muối vào quá trình ngâm.
Chế độ ăn nhiều muối có xu hướng gây tăng huyết áp, các sản phẩm ngâm có chứa một lượng lớn nitrite và đây là chất gây ung thư được công nhận nhất trên thế giới. Do đó, hạn chế không cho bé ăn thức ăn như dưa chua, thịt xông khói, cá muối,...
5. Sashimi, bít tết tái
Ngày lễ tết, nhiều gia đình thích ăn các đồ tái sống như sashimi, thịt bò tái, gỏi cá,... Những thực phẩm này có thể không an toàn. Việc nhúng chúng trong gia vị hầu như không có tác dụng diệt khuẩn, trong khi đường tiêu hóa của trẻ rất yếu, có thể dễ dàng gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, ngộ độc. Hơn nữa, các loại cá sống (đặc biệt là cá nước ngọt), thịt bò tái, tôm sống và cua có thể có ký sinh trùng.
Trẻ em bị nhiễm ký sinh trùng có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển trí tuệ trong trường hợp nghiêm trọng.
Theo Minh Minh (Dịch từ Sohu) (Khám phá)