Ở Việt Nam, từ trước tới nay, nhắc tới củ cải chúng ta thường nghĩ ngay đến củ cải trắng với các món quen thuộc như luộc, kho thịt, muối dưa,… Ngày nay, chúng ta đã dần biết đến củ cải đỏ. Theo các nghiên cứu hiện đại, kết hợp với y học cổ truyền thì dù ăn loại củ cải nào cũng rất tốt cho sức khỏe. Với đặc tính kháng khuẩn và chống nấm, củ cải được sử dụng để điều trị các vấn đề y tế khác nhau, từ ho, đi tiêu bất thường đến các vấn đề về dạ dày và ký sinh trùng đường ruột. Thần dược bổ hơn nhân sâm này còn là một phương thuốc hiệu quả cho chứng rối loạn gan, các bệnh về hô hấp, sỏi thận, sỏi mật, ung thư…
Củ cải đỏ – tiểu nhân sâm giá bình dân
Được biết tới với biệt danh "tiểu nhân sâm", củ cải đỏ nổi tiếng với hàm lượng dưỡng chất phong phú và giá thành phải chăng.
Các phân tích y học đã cho thấy: bên trong loại củ này có hàm lượng vitamin C cao gấp 8 lần so với táo và lê, đồng thời còn rất giàu protein, đường, vitamin B1, B2.
Chưa dừng lại ở đó, enzyme trong củ cải giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, tăng cảm giác thèm ăn, trị ho và đờm, giải khát, giải độc, đặc biệt là công dụng chống ung thư, lợi mật và hạ lipid.
Ngừa bệnh trĩ
Củ cải là nguồn cung cấp dồi dào loại chất xơ cơ thể không tiêu hóa được. Chất xơ này hỗ trợ tích cực cho quá trình tiêu hóa thức ăn, giúp giữ lại nước và chữa táo bón, do đó giúp phòng ngừa bệnh trĩ.
Tốt cho thận
Bằng cách gia tăng sản xuất nước tiểu, củ cải giúp lợi tiểu. Nước ép củ cải rất có tác dụng trong điều trị chứng bí tiểu do tích nhiệt. Là loại thức ăn lợi tiểu, là chất tẩy rửa và thuốc khử trùng, củ cải giúp chữa các rối loạn về thận. Tính lợi tiểu giúp rửa sạch các chất độc tích lũy trong thận. Tính tẩy rửa giúp làm sạch thận và giảm tích tụ chất độc trong máu, do đó giảm nồng độ của các chất độc này trong thận. Đặc tính khử trùng bảo vệ thận khỏi nguy cơ nhiễm trùng . Vì vậy, xét một cách tổng thể, củ cải tốt cho thận.
Theo Phunutoday