Thanh long là loại trái cây nhiệt đới có vị ngọt, hơi chua. Đây được xem là một loại quả mát, có tác dụng thanh nhiệt, ngoài ăn trực tiếp thì có thể đem nấu chè, làm salad đều rất ngon và bổ.
Loại quả này chứa một lượng chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như chất xơ, sắt, magie.
100g thanh long tươi chứa 60 calo; 1,2 g protein, 13 g carb, 3 g chất xơ và không chứa chất báo.
Ngoài ra, thanh long còn chứa lượng chất chống oxy hóa dồi dào. Chất betalains có trong cùi thanh long được chứng minh là có thể bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của cá cholesterol xấu. Còn hoạt chất hydroxycinnamates có tác dụng chống ung thư hiệu quả. Lượng flovonoid dồi dào trong thanh lòng giúp não hoạt động tốt hơn, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Tuy thanh long chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe nhưng người có một số bệnh nên hạn chế ăn loại quả này.
Người bị tiêu chảy
Người thể chất hư hàn, thường xuyên bị tiêu chảy, chân tay mỏi mệt, sắc mặt nhợt nhạt tùy tiện ăn thanh long hoặc ăn quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng nghiêm trọng hơn.
Phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt
Người có thể tạng lạnh hoặc phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt nên hạn chế ăn thanh long bởi loại quả này có thể khiến bạn bị lạnh bụng, tình trạng "đèn đỏ" càng thêm nặng nề, khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu.
Người bị tiểu đường
Thanh long chứa nhiều đường glucose. Do đó, người mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn loại quả này tránh làm tăng lượng đường trong máu.
Bà bầu
Phụ nữ mang thai nên cẩn trọng khi ăn thanh long bởi loại quả này chứa nhiều protein thực vật, có thể dẫn đến tình trạng bị dị ứng.
Một số lưu ý khi ăn thanh long
- Nên chọn mua những quả thanh long tươi, không dập nát, bề mặt chín đỏ.
- Dù chúng ta chỉ ăn phần ruột bên trong tuy nhiên bạn nên rửa sạch vỏ trước khi ăn để vi khuẩn không lây nhiễm trong quá trình cắt thanh long.
- Tốt nhất nên ăn thanh long khi mới mua về. Nếu như cần bảo quản, bạn hãy để thanh long ở chỗ thoáng mát. Tránh để trong tủ lạnh vì nhiệt độ thấp có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng của loại quả này.
Theo Thanh Huyền/Khoevadep