Trong Đông y cho rằng kinh lạc của thận bắt đầu từ lòng bàn chân, do đó muốn biết sức khỏe của thận có thể phán đoán bằng cách quan sát bàn chân. Chính vì vậy, nếu bạn thấy bàn chân mình xuất hiện 4 điều bất thường sau, đó có thể là dấu hiệu của bệnh thận.
Bàn chân thường bị lạnh: Trong cơ thể con người thận lưu trữ tinh khí, nếu thận có vấn đề sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu bình thường, bàn chân là bộ phận xa tim nhất, máu không thể lưu thông đến chân kịp thời, nhiệt độ không được duy trì, và ngay cả khi bàn chân được giữ nhiệt tốt nhất, chân tay lạnh vẫn có thể xuất hiện.
|
Lạnh chân có thể là do suy thận |
Thêm vào đó, bộ thận còn có chức năng điều tiết nước, nếu thận có vấn đề sẽ khiến tích tụ nhiều nước trong cơ thể, đặc biệt là chân dưới và khiến chân bị phù nề, cộng với việc tuần hoàn máu suy yếu, lâu ngày nhiệt độ của bàn chân luôn ở trạng thái lạnh.
Thường xuyên bị đau gót chân: Trong cơ thể thận chi phối xương, ảnh hưởng tới nhiều bộ phận khác. Nếu như bạn bị bệnh thận cũng có thể bị đau gót chân không thể giải thích được. Nên biết rằng kinh mạch của thận khí sẽ đi qua vùng gót chân, nếu thận khí không đủ hoặc thận khí bị suy yếu thì xương cốt và tinh khí ở gót chân sẽ không được nuôi dưỡng đầy đủ, kinh mạch của chân sẽ bị suy yếu và dưới áp lực của trọng lực, các tín hiệu đau sẽ được gửi ra ngoài.
Khi thận suy yếu bạn sẽ thấy những cơn đau không chỉ ở bàn chân mà còn gây ra những cơn đau nhức ở thắt lưng với các mức độ khác nhau. Chính vì vậy, khi phát hiện những vấn đề này, mọi người nên chú ý đi khám thận.
Bạn bị phù chân: Nếu bạn mắc các bệnh về thận như viêm cầu thận, suy thận có thể gây giảm lượng protein trong má. Đồng thời, áp suất thẩm thấu huyết tương của cơ thể người giảm khiến máu của các chi dưới không thể lưu thông tốt đến chân, cộng với việc thận suy yếu không thể điều phối nước, gây ra hiện tượng giữ nước trong cơ thể, bàn chân của người bị bệnh sẽ dễ bị phù nề, sau khi dùng tay ấn vào sẽ thấy trũng xuống và không thể trở lại hình dạng ban đầu.
Trong trường hợp này, tình trạng mất protein trong nước tiểu cần được kiểm soát kịp thời, đồng thời có thể bổ sung protein hợp lý hoặc dùng thuốc lợi tiểu để cải thiện tình trạng bệnh.
Theo Khỏe và Đẹp