Thay khớp háng toàn phần cán ngắn cho bệnh nhân trẻ tuổi

Google News


Đây là phương pháp hoàn toàn mới, lần đầu tiên được chuyển giao tại Việt Nam.

- Lần đầu tiên tại Việt Nam, các chuyên gia Đức sang chuyển giao kỹ thuật thay khớp háng toàn phần loại cán ngắn, không xi-măng-khớp Spiron, với đường mổ nhỏ, cho bệnh nhân trẻ tuổi. Kỹ thuật này không chỉ đảm bảo tính ổn định và độ đàn hồi tốt mà còn tránh được việc can thiệp nhiều vào ống tủy của xương so với các phương pháp trước.
[links()]
Ngày 29/12, bệnh nhân đầu tiên được thực hiện kỹ thuật này tại Bệnh viện Việt Đức là Cao Văn T. (54 tuổi ở Hà Nội) bị đau khớp háng không đi lại được. Sau hơn 1 tiếng được các chuyên gia Đức và Việt Nam phẫu thuật thay toàn bộ khớp háng, với đường mổ nhỏ 6cm, ca mổ đã thành công tốt đẹp. Buổi chiều bệnh nhân đã ổn định, bớt đau. Ngày mai, bệnh nhân có thể đi lại được.
 
Khớp háng toàn phần loại cán ngắn. Ảnh: IE
Khớp háng toàn phần loại cán ngắn. Ảnh: IE

Đây là phương pháp hoàn toàn mới, lần đầu tiên được chuyển giao tại Việt Nam. Phương pháp này hoàn toàn khác biệt so với phương pháp trước là thay khớp háng toàn phần sử dụng loại cán dài. Với các khớp háng toàn phần trước đây, khi thay khớp bác sĩ buộc phải cắt gần toàn bộ cổ xương đùi và can thiệp sâu tới vùng tủy xương của đầu trên xương đùi, điều này làm ảnh hưởng đến cấu tạo toàn vẹn của cấu trúc đầu trên xương đùi.

Hơn nữa, do tuổi thọ của khớp dao động trong khoảng 15 - 20 năm, do vậy nếu bệnh nhân trẻ tuổi, khi phải thay khớp lại thì sẽ khó khăn, đôi khi còn gây tổn thương xương do tháo dụng cụ. Còn với khớp Spiron, toàn bộ cổ xương đùi được giữ nguyên đảm bảo chiều cong sinh lý cũng như phần trục của cổ xương đùi không bị ảnh hưởng giúp làm gia tăng tính đàn hồi vật lý của xương đùi.

Bề mặt của cán là các hệ thống ren có phủ lớp Bonnit kích thích quá trình liền xương, làm cho dụng cụ bám chắc vào xương hơn. Kỹ thuật mới này không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự nuôi dưỡng ở vùng đầu trên của xương đùi, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc thay lại khớp háng với cán dài sau 15 - 20 năm nếu cần thiết.

Trước tình trạng gia tăng các yếu tố nguy cơ như nghiện rượu, thuốc lá, lạm dụng thuốc, yếu tố chấn thương... ngày càng nhiều bệnh nhân trẻ bị bệnh lý khớp háng cần phải phẫu thuật thay khớp. Điều đáng quan tâm là với bệnh nhân trẻ, khi tiến hành thay khớp nhân tạo, loại tốt nhất cũng chỉ có tuổi thọ trung bình 15 - 20 năm, bệnh nhân lại phải thay lại khớp để đảm bảo chức năng đi lại.

Tuy nhiên, phương pháp thay khớp cũ với cán dài phải cắt bỏ cổ và khoan vào ống cổ xương đùi... nên khó khăn hơn khi thay lại lần 2. Vì vậy, kỹ thuật sử dụng khớp háng nhân tạo Spiron mới, cán ngắn, với đường mổ can thiệp tối thiểu, không chỉ giúp bảo tồn cổ xương đùi, tránh mất cân bằng phần mềm, nâng cao tính thẩm mỹ mà còn làm tăng diện tích tiếp xúc thúc đẩy quá trình tái tạo xương, đồng thời giữ lại được độ dài và độ đàn hồi của xương với cấu trúc ren tự cắt hiện đại của thiết bị.

Do đó, tuổi thọ của khớp có thể đạt kết quả tối đa nhất. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là chi phí còn cao và chỉ có thể phẫu thuật được cho bệnh nhân trẻ có chất lượng cổ xương đùi còn tốt.

PGS.TS Nguyễn Văn Thạch - TS Đinh Ngọc Sơn
(Viện Chấn thương Chẩn hình, Bệnh viện Việt Đức)

 

BÌNH LUẬN CỦA ĐỘC GIẢ

trần thị thu hồng -

trần thị thu hồng
<p>xin bệnh viện cho tôi biết là hiện giờ phương pháp thay khớp Spiron đã áp dụng ở những bệnh viện nào ở Việt Nam?và chi phí khoảng bao nhiêu?xin cảm ơn.</p>

trần thị thu hồng -

trần thị thu hồng
xin bệnh viện cho tôi biết là hiện giờ phương pháp thay khớp Spiron đã áp dụng ở những bệnh viện nào ở Việt Nam?và chi phí khoảng bao nhiêu?xin cảm ơn.

Le Viet Hung -

Le Viet Hung
<p>Gửi PGS.TS Nguyễn Văn Thạch - TS Đinh Ngọc Sơn</p>

<p>Cháu xin hỏi về bệnh khớp háng của chúa như sau:<br />

Năm nay cháu 31 tuổi, năm cháu 17 tuổi cháu có móc quả bóng và bị ngã dập mông từ đó cháu bị đau ở khớp háng. Cháu có đi nắn lại và ổn định được từ đó đến năm 2008 ( 5 năm cháu học đại học vẫn hoạt động thể dục bình thường)<br />

Từ năm 2008 cháu bị đau trở lại và có ra BV 108 khám khi đó BS cho cháu đi thử lao khớp bằng phản ứng mantu tại viện lao phổi Hà Nội. Kết luận của viện lao là cháu không bị. Cháu quay trở lại khám tại 108 thì BS điều trị cho cháu bằng các thuốc viêm khớp. Cháu uống khoảng 6 tháng không khỏi các bác sĩ khuyên dừng và khi nào bệnh nặng sẽ thay. Từ đó đến tháng 10/2011 cháu có đi chữa thêm 1 số thầy lang, uống thuốc tại y học cổ truyền nhưng bênh tình không giảm. Tại 1 phòng bấm huyệt cháu có được bác sĩ tư vấn là đi thử lại lao. Khi đó cháu ra lao phổi Hà Nội kiểm tra lại lao tuy nhiên các phản ứng vẫn cho kết quả cháu không bị lao. Khi đó BS cho cháu đi chụp MRI và từ đó BS kết luận 98% cháu bị lao khớp hàng và cho cháu điều trị theo phác đồ tái trị ( 2 tháng tiêm và 6 tháng uống). Đến 9/7/2012 vừa rồi cháu hết đợt điều trị lao và bệnh tình cũng không giảm. Cháu có ra viện lao khám lại và các bác sĩ có khuyên là Lao đã điều trị đủ liều và ổn định nếu bệnh tình vẫn đau thì lên thay khớp háng.<br />

Nhờ các bác tư vấn giúp cháu:<br />

1. Với tuổi của cháu phải thay khớp háng có phải quá trẻ không? Liệu cháu sẽ phải thay mấy lần<br />

2. Cháu nên thay loại nào?<br />

3. Chi phí cho 1 lần thay khoảng bao nhiêu? Bảo hiểm hỗ trợ được bao nhiêu phần trăm?<br />

4. Hiện tại cháu vẫn lên xuống cầu thang, đứng ngồi và đi lại được. Tuy nhiên khi thay đổi các tư thế thì cháu rất đau. Hiện tại cháu đã phải lót giầy thêm 2cm. Như vậy cháu đã lên thay chưa hay khi nào đau hẳn không chịu được nữa cháu mới thay?<br />

5. Nếu thay muộn thì sẽ phát sinh những vấn đề gì?<br />

Cháu rất mong sớm nhận được phản hồi của các bác để cháu chuẩn bị thời gian, kinh phí cho việc thay khớp háng tốt nhất.</p>

Hiển thị thêm bình luận