Thêm hai giọt này vào cơm thơm lừng

Google News

Khi nấu cơm, nếu chỉ cho nước thì thật thiếu sót, bạn cần cho thêm 2 thứ nữa, đảm bảo cơm căng bóng, trắng dẻo, mềm ngon.

Cách nấu cơm thơm ngon

Từ xa xưa cơm trắng đã không thể thiếu trong mỗi bữa ăn gia đình Việt. Người ta có thể đổi bữa ăn bún, phở, bánh mì... nhưng không thể nào ăn mãi được. Cơm vẫn là sự lựa chọn thường xuyên của người Việt, dễ ăn lại tốt cho sức khỏe.

Đừng nghĩ rằng nấu cơm, cắm nồi cơm thì vô cùng đơn giản, thật ra thì các đầu bếp nhà hàng đều có bí quyết riêng để nấu cơm thơm ngon.

Nếu chỉ nấu cơm thông thường, hạt cơm sẽ không thơm, vị nhạt, không có gì đặc biệt. 

Để cơm nấu được ngon bạn cũng nên lựa chọn loại gạo ngon. Đầu tiên nên chọn gạo mới được xát xong, còn mới sẽ thơm ngon và dẻo hơn loại đã để lâu ngày. Chú ý loại bỏ những loại gạo có mối mọt, bởi khi nấu loại gạo này sẽ hôi, không ngon.

Khâu vo gạo này tưởng chừng đơn giản nhưng lại rất quan trọng nó cũng quyết định đến việc cơm nấu lên có ngon hay không. Nhiều người có lo lắng gạo bụi bẩn nên vo nhiều lần và vo rất kỹ. Tuy nhiên điều này hoàn toàn sai lầm. Bởi khi vo nhiều và kỹ quá sẽ khiến dinh dưỡng ở bề ngoài mặt của gạo sẽ trôi đi mất. Bạn chỉ nên vo gạo nhẹ tay, lần đầu sẽ rửa sạch bụi bẩn, còn lần 2 vo nhẹ qua là được.

Tùy vào mỗi loại gạo bạn cho mức nước khác nhau. Lúc này cũng đừng bật nút nấu nay, mà hãy ngâm gạo thêm khoảng 10-15 phút. Việc ngâm gạo giúp hạt gạo hút nước nhờ thế nó nở đều và ngon hơn. Lưu ý cũng không ngâm quá lâu làm gạo bị nát.

Sau khi xong khâu ngâm gạo rồi nhưng bạn cũng đừng vội nấu cơm ngay nhé, mà chúng ta cần cho thêm 2 nguyên liệu như đã nhắc ở trên vào nồi gạo, đó chính là giấm trắng và dầu ăn. Việc thêm dầu có thể làm cho cơm trong hơn căng bóng còn việc thêm giấm trắng cũng là để bảo vệ vitamin của gạo và làm cho cơm mềm và thơm, trắng hơn.

Nhưng chú ý khi thêm dầu, chúng ta không được dùng những loại dầu ăn có mùi vị đặc biệt nồng như dầu ngô, dầu lạc. Lúc này bạn bắt đầu bật nút nấu cơm.

Sau 20-30 phút, cơm đã được chín hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn không nên mở nắp vội sau khi cơm chín, hãy để cơm trong nồi khoảng 5 phút ở trạng thái ấm. Chỉ với cách này, cơm sau khi nấu không bị dính, mềm và có độ đàn hồi cao, ăn rất ngon. Mặc dù vậy, cũng không nên để cơm nấu trong nồi quá lâu, nó sẽ bị khô hoặc hấp hơi nước quá lâu, ướt cơm, theo Dân Việt.

Những lưu ý "vàng" khi ăn cơm tốt cho sức khỏe

Cơm là lương thực phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Thế nhưng, ăn cơm không đúng cách có thể gây hại cho sức khỏe mà nhiều người không hiểu rõ. Ảnh minh họa.

Cơm là một trong những thực phẩm chứa nhiều giá trị dinh dưỡng giúp tăng cường năng lượng hiệu quả. Ăn cơm hàng ngày còn giúp ngăn ngừa ung thư, phòng chống bệnh Alzheimer, kiểm soát huyết áp...

Trao đổi với Lao Động, TS. BS. Đỗ Thị Phương Hà, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, người Việt thường có thói quen ăn nhiều cơm mà không hề biết rằng trong cơm chứa nhiều đường.

Nếu ăn nhiều cơm sẽ khiến lượng đường trong máu cao và kéo dài là nguyên nhân chủ yếu gây nên những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới cuộc sống và chất lượng cuộc sống.

Ăn nhiều cơm bị tiểu đường sẽ gây biến chứng tim mạch như tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho người mắc đái tháo đường…

Vì vậy, mỗi người trưởng thành có mức lao động thể lực trung bình nên ăn trung bình mỗi bữa 2 lưng bát cơm.

Trong thực tế, nhiều bà nội trợ có thói quen tận dụng cơm nguội, đặc biệt là để sử dụng cơm nguội để rang cơm. Cơm nguội để lâu sẽ rất dễ đưa bệnh vào người.

Do đó, chuyên gia khuyến cáo, mọi người chỉ nên ăn cơm nóng hoặc cơm nóng vừa được để nguội. Nếu ăn không hết, cơm phải được bảo quản trong tủ lạnh, không quá 24h, không ăn khi cơm có các dấu hiệu bất thường.

Theo Trúc Chi/Người đưa tin