Thiếu máu nên ăn gì để giúp cơ thể hấp thu chất sắt?

Google News

Chế độ ăn của người thiếu máu do thiếu sắt nên tăng cường các loại thực phẩm giàu chất sắt và những thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng khác, đặc biệt là vitamin C, axit folic.

Thiếu máu ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?
Thiếu máu không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn cả chất lượng cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Bệnh ảnh hưởng đến những chức năng liên quan đến trí nhớ, tâm thần, khả năng tập trung làm việc. Nhiều trường hợp thiếu máu có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng như:
Rối loạn nhịp tim hoặc những vấn đề về tim mạch kéo dài làm cho tim có nguy cơ bị suy yếu.
Suy nhược nghiêm trọng: Đây là tình trạng thiếu máu kéo dài sẽ khiến cơ thể bị đuối sức, không còn năng lượng để làm bất cứ việc gì và có thể bị ngất xỉu đột ngột.
Đối với phụ nữ đang trong thai kỳ có thể bị sinh non, sảy thai, tăng huyết áp.
Thiếu máu não: Thiếu máu làm lượng oxy cung cấp nuôi dưỡng cho những cơ quan quan trọng như não không còn hiệu quả.
Nguy hiểm đến tính mạng: Trường hợp này xảy ra khi người bệnh bị mất một lượng máu quá lớn trong khoảng thời gian rất ngắn mà không thể bù đắp kịp thời được.
Bị thiếu máu cần bổ sung gì?
Thiếu máu cần bổ sung gì là băn khoăn của nhiều người bệnh. Dưới đây là danh sách gợi ý các vi chất nên bổ sung cho cơ thể khi bị thiếu máu:
Sắt
Sắt là thành phần có vai trò quan trọng để cấu tạo hồng cầu – tế bào vận chuyển O2 đi nuôi cơ thể. Thế nên thiếu sắt là nguyên do hàng đầu dẫn đến bệnh thiếu máu. Mỗi người có thể chủ động bổ sung khoáng chất sắt thông qua khẩu phần ăn uống hàng ngày để giúp gia tăng trữ lượng sắt bên trong cơ thể.
Đồng
Đồng là khoáng chất cần thiết cho quá trình sản sinh tế bào hồng cầu. Đồng cũng giúp cơ thể tạo ra laccase – enzyme hỗ trợ cơ thể hấp thụ và dùng sắt được hiệu quả hơn. Điều này đồng gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất cũng như tái tạo máu. Cơ thể bị thiếu đồng làm tăng nguy cơ mắc chứng thiếu máu do thiếu sắt.
Kẽm
Kẽm là chất xúc tác cho nhiều enzyme có vai trò cần thiết cho quá trình hình thành tế bào hồng cầu. Áp dụng chế độ dinh dưỡng thiếu kẽm làm khả năng tái tạo hồng cầu mạnh khỏe bị suy giảm.
Folate
Folate (axit folic/vitamin B9) là dưỡng chất cần thiết cho quá trình sản sinh tế bào máu.
Thiếu folate làm mật độ hồng cầu sụt giảm, dẫn đến bệnh thiếu máu do thiếu folate. Khi cơ thể bị thiếu folate, những tế bào hồng cầu thường có kích thước lớn một cách bất thường, làm chúng dễ bị tắc nghẽn tại tủy xương, khó lưu thông để cung cấp đầy đủ O2 cho cơ thể, gây ra căn bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ (MA).
Cơ thể mỗi người không thể lưu trữ số lượng lớn folate. Thế nên bạn cần liên tục bổ sung folate thông qua chế độ ăn uống hàng ngày để giúp duy trì hàm lượng folate chuẩn trong máu.
Protein
Protein là thành phần cấu tạo khung tế bào, tham gia vào những phản ứng sinh học trong tế bào. Protein có trong chất nền ngoại bào, nhân tế bào, giúp duy trì cũng như phát triển mô. Protein có vai trò quan trọng trong việc định hình, duy trì hoạt động của các tế bào máu. Theo Viện dinh dưỡng Quốc gia, để duy trì sức khỏe tối ưu, nam/nữ trưởng thành cần bổ sung trung bình 1,13 gam protein/kg/ngày.
Vitamin B12
Vitamin B12 giữ vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cơ thể sản sinh tế bào hồng cầu.
Nồng độ vitamin B12 thấp làm quá trình sản sinh tế bào hồng cầu sụt giảm, ngăn hồng cầu phát triển một cách bình thường. Ở trạng thái mạnh khỏe, hồng cầu thường có kích thước nhỏ, hình tròn. Thế nhưng khi nồng độ vitamin B12 trong cơ thể sụt giảm, các hồng cầu thường có kích thước to, hình bầu dục, khiến chúng khó di chuyển từ tủy xương đi vào máu, dẫn đến căn bệnh thiếu máu đặc thù – thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ (MA). Bổ sung vitamin B12 có thể giúp phòng tránh căn bệnh thiếu máu này.
Vitamin C
Thiếu máu cần bổ sung gì? Bạn có thể chủ động bổ sung vitamin C. Mặc dù vitamin C không đóng góp trực tiếp trong sự cấu tạo, phát triển tế bào máu, thế nhưng việc dung nạp loại vitamin này hỗ trợ cơ thể hấp thụ sắt một cách hiệu quả hơn, từ đó sản sinh được nhiều hồng cầu hơn. Tiêu thụ khoảng 100 mg vitamin C/ngày giúp cơ thể cải thiện khoảng 67% khả năng hấp thụ sắt.
Vitamin A
Vitamin A cũng là chất giữ vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cơ thể sản sinh hồng cầu. Mỗi người có thể chủ động bổ sung vitamin A qua khẩu phần hàng ngày để giúp ngăn ngừa chứng thiếu máu.
Thiếu máu nên ăn gì để giúp cơ thể hấp thu chất sắt tốt hơn?
Chế độ ăn của người thiếu máu do thiếu sắt nên tăng cường các loại thực phẩm giàu chất sắt và những thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng khác, đặc biệt là vitamin C, axit folic. Nguồn thực phẩm chứa nhiều chất sắt bao gồm thịt đỏ, đậu, lòng đỏ trứng, các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và hải sản...
Thịt
Các loại thịt như: Thịt bò, thịt gà, thịt cừu, thịt lợn… rất giàu chất sắt cơ thể dễ hấp thu. Tuy nhiên cũng cần lưu ý, mặc dù thịt đỏ là một nguồn cung cấp chất sắt dồi dào, nhưng nó cũng có thể là một lựa chọn có hàm lượng cholesterol cao.
Thieu mau nen an gi de giup co the hap thu chat sat?
Không nên ăn quá nhiều mà nên kết hợp với các thực phẩm giàu sắt khác.
Nội tạng động vật
Nội tạng động vật bao gồm thận, não, tim, đặc biệt là gan chứa nhiều sắt. Người bệnh nên chọn gan lợn hoặc gan bò vì chúng chứa hàm lượng sắt cao. Tuy nhiên, bạn cũng nên ăn ở mức vừa phải vì chúng chứa hàm lượng cholesterol cao.
Một số loại rau
Các loại rau ăn lá có màu xanh đậm, đậu xanh và cà chua là những nguồn cung cấp chất sắt tốt. Bông cải xanh và cải ngọt cũng chứa vitamin C, giúp cơ thể hấp thu chất sắt từ chế độ ăn uống.
Thieu mau nen an gi de giup co the hap thu chat sat?-Hinh-2
Đậu phụ
Trong 126g đậu phụ có thể cung cấp 3,4mg sắt. Đậu phụ còn là nguồn cung cấp thiamine và một số loại khoáng chất như như canxi, magie, selen... tốt cho sức khoẻ.
Thieu mau nen an gi de giup co the hap thu chat sat?-Hinh-3
Hải sản và động vật có vỏ
Nhiều loại hải sản và động vật có vỏ là nguồn cung cấp chất sắt dồi dào, đặc biệt là cá ngừ và cá mòi. Động vật có vỏ, đặc biệt là hàu, tôm, trai và sò giàu chất sắt tương tự như thịt.
Các loại hạt
Các loại hạt cũng là nguồn cung cấp folate dồi dào, có thể cải thiện sự hấp thu sắt. Đặc biệt, hạt dẻ cười.
Một số loại trái cây
Người bệnh thiếu máu cũng nên ăn các loại trái cây giàu vitamin C như để giúp hấp thu sắt tốt hơn. Trái cây có hàm lượng vitamin C cao nhất bao gồm trái cây họ cam quýt (cam, chanh, bưởi), mâm xôi, việt quất, kiwi, xoài, đu đủ, dưa hấu, dứa, dâu tây… Hoặc ăn các loại mơ khô, đào, mận khô và nho khô có chứa sắt.
Hạt bí ngô
Hạt bí ngô sống rất giàu chất sắt với hơn 2mg sắt trong một chén hạt bí ngô nguyên chất. Nếu rang hạt bí ngô, nên rang ở nhiệt độ thấp, tránh rang nhiệt độ quá cao vì điều đó có thể làm giảm lượng sắt.
Giang Thu