Thiếu thuốc và vật tư y tế, bệnh nhân bị “tước” quyền lợi khám chữa bệnh?

Google News

Nhiều bệnh nhân phải chạy mua từng cây kim truyền dịch với giá 3000 đồng/cây trước giờ mổ. Bệnh nhân đau xương khớp mạn tính cũng phải đi mua thuốc ngoài vì trạm y tế hết thuốc bảo hiểm y tế.

Theo PGS.TS.BS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế Công cộng, ĐH Y Dược TP HCM, danh mục thuốc bảo hiểm y tế tại các trạm y tế rất ít, ảnh hưởng rất lớn đến cả bệnh nhân lẫn nhân viên y tế.

Thiếu thuốc là do hiện nay một số mặt hàng đã tăng giá, việc đấu thầu khó, đặc biệt là trong thời điểm vô cùng nhạy cảm này, các bệnh viện phải làm thủ tục đấu thầu rườm rà. Đấu thầu thuốc chậm ảnh hưởng lớn đến quyền lợi khám chữa bệnh của người người bệnh.  

Thieu thuoc va vat tu y te, benh nhan bi “tuoc” quyen loi kham chua benh?
Người bệnh đang bị tước quyền lợi vì không được hưởng các loại thuốc, vật tư y tế mà bảo hiểm y tế chi trả. Ảnh tư liệu.  

Trước đây, tại Bệnh viện Chợ Rẫy đã từng xảy ra thiếu thuốc đặc trị chống thải ghép. Đây là những thuốc thuộc nhóm đấu thầu mua sắm thuốc quốc gia. Tình trạng thiếu thuốc cho bệnh nhân ghép thận là do chờ kết quả đấu thầu thuốc bị chậm.

Khi đó, công tác đấu thầu tập trung cấp quốc gia và đàm phán giá chậm có kết quả. Do vậy, Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia đã có công văn đề nghị các cơ sở y tế có trách nhiệm chủ động mua sắm theo quy định.

Tình trạng thiếu thuốc, sinh phẩm, vật tư, thiết bị y tế đang diễn ra nhiều nơi. Trong buổi thảo luận tại hội trường về dự án Luật Khám chữa bệnh (sửa đổi) mới đây, theo đại biểu Nguyễn Công Long (đoàn Đồng Nai), nhiều cơ sở y tế không dám đấu thầu, mua sắm vì sợ sai, sợ vi phạm.

Theo ông Long, nguyên nhân của mọi nguyên nhân là thể chế pháp luật không rõ ràng. Việc sửa đổi luật lần này cần giải quyết được những bất cập lâu nay trong hệ thống y tế.

Thieu thuoc va vat tu y te, benh nhan bi “tuoc” quyen loi kham chua benh?-Hinh-2
Riêng tại TPHCM, hiện trên 50% bệnh viện đã có kết quả đấu thầu và tiếp tục mua sắm. Các bệnh viện còn lại đang tích cực đánh giá hồ sơ dự thầu để có kết quả sớm nhất. 

Theo nhiều lãnh đạo bệnh viện lớn trên toàn quốc, nguyên nhân dẫn đến việc thiếu thuốc hiện nay, thứ nhất là do giá nền các loại vật tư y tế và thuốc chưa được quy định, niêm yết rõ ràng. Do đó các bệnh viện rất e ngại trong việc tổ chức đấu thầu mua sắm.

Hiện tại Trung tâm Mua sắm Tập trung thuốc quốc gia cũng đang triển khai đấu thầu tập trung hơn 100 danh mục thuốc. Các hồ sơ tham gia đã được hoàn tất đánh giá từ đầu tháng 6, nhưng ngày 2/6 Bộ Y tế mới ban hành danh mục thuốc được gia hạn giấy phép lưu hành với hơn 6.000 thuốc.

Điều này dẫn đến các cơ quan chức năng đang lấy ý kiến xem danh mục gia hạn áp dụng từ thời điểm nào. Bởi nếu áp dụng từ đầu năm 2022, nhiều danh mục trước đây vì giấy phép của họ hết hạn, coi như hồ sơ trượt, nay được gia hạn thì phải đánh giá để họ tham gia thầu. Vì vậy, khoảng 1 tháng nữa, đấu thầu mua sắm thuốc tập trung mới hoàn tất.

Riêng tại TP HCM, hiện trên 50% bệnh viện đã có kết quả đấu thầu và tiếp tục mua sắm. Các bệnh viện còn lại đang tích cực đánh giá hồ sơ dự thầu để có kết quả sớm nhất.

Sở Y tế TP HCM vừa có văn bản gửi các bệnh viện, cơ sở y tế trực thuộc về việc tổ chức thực hiện mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên tại đơn vị cũng như triển khai các phương án đảm bảo đủ thuốc tại bệnh viện.

Thieu thuoc va vat tu y te, benh nhan bi “tuoc” quyen loi kham chua benh?-Hinh-3
 Sở Y tế TPHCM đã xây dựng các bước tổ chức mua sắm tài sản, hàng hóa với hình thức đấu thầu rộng rãi.  

Theo đó, Sở Y tế TPHCM đã xây dựng các bước tổ chức mua sắm tài sản, hàng hóa với hình thức đấu thầu rộng rãi.

Các bệnh viện chưa có kết quả đấu thầu, Sở Y tế TPHCM phê duyệt các kế hoạch mua thuốc bổ sung.

Với các thuốc hiếm, bệnh viện đề xuất nhu cầu, đăng ký với các nhà cung ứng và có sự tháo gỡ từ Cục Quản lý Dược thì Sở Y tế TPHCM đang làm.

Các thuốc đấu thầu quốc gia nhưng chậm đàm phán giá, Sở Y tế TPHCM hướng dẫn các bệnh viện trong thời gian chờ kết quả, đơn vị nào có nhu cầu đưa vào kế hoạch mua sắm thường quy, mua sắm bổ sung trình sở thẩm định và phê duyệt.

TPHCM có nhiều kinh nghiệm nên điều hành cung ứng thuốc khá tốt. Nhưng hiện nay, điều đáng lo ngại nhất là việc mua sắm vật tư tiêu hao và trang thiết bị y tế.

Một trưởng phòng Vật tư, trang thiết bị y tế của một bệnh viện chia sẻ: “Nếu được chọn tôi vẫn thích làm chuyên môn hơn công việc hiện tại. Công việc hiện rất áp lực, đòi hỏi tôi phải đầu tư nhiều thời gian, kiểm tra, thẩm định hồ sơ thật kỹ… Thật sự tôi luôn lo lắng sợ sai vì các hướng dẫn chưa bao phủ hết các tình huống trong thực tế".

>>> Mời độc giả xem thêm video WHO khuyến cáo về thuốc chữa sốt rét trong điều trị Covid-19:

(Nguồn: THĐT)

An Quý