Ông Trang, 50 tuổi, ở Bắc Kinh, Trung Quốc, có tiền sử bệnh tiểu đường. Những ngày gần đây, ông Trang tiêu chảy thường xuyên, đã uống thuốc nhưng tình trạng không cải thiện, ăn uống cũng không ngon miệng nữa. Nghi ngờ bị viêm dạ dày, ông đi khám tại bệnh viện lớn.
Nào ngờ, khi đi khám, các bác sĩ phát hiện, ngoài các vấn đề về đường tiêu hóa, ông Trang còn bị tổn thương chức năng thận nghiêm trọng, cần được điều trị bằng phương pháp lọc thận. Nhận kết quả, ông Trang rất ngạc nhiên và cảm thấy không thể tin nổi.
|
Ảnh minh hoạ. |
Theo bác sĩ, gần một nửa bệnh nhân cần chạy thận nhân tạo không biết mình mắc bệnh cho đến khi đi khám.
Theo bác sĩ Diệp Triết Đình, bác sĩ chuyên khoa thận người Trung Quốc, khi tốc độ lọc cầu thận (GFR) của bệnh nhân dưới 15ml/phút, tức là thận đã tổn thương nặng.
Bác sĩ sẽ đánh giá và cân nhắc xem lọc máu giai đoạn nào có lợi nhất cho sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Tổn thương thận cấp cần điều trị lọc máu ngắn hạn và vẫn có cơ hội thoát khỏi cảnh chạy thận thường xuyên.
Bác sĩ Diệp Triết Đình giải thích rằng bệnh nhân bị tổn thương thận cấp tính thường trong tình trạng nghiêm trọng và có thể diễn biến phức tạp do nhiễm toan chuyển hóa, cần điều trị lọc máu khẩn cấp khi nhập viện trong phòng chăm sóc đặc biệt. Cũng có thể phức tạp do phù phổi, dẫn đến khó thở và các triệu chứng khác, có thể phải đặt nội khí quản trong trường hợp nặng; đồng thời cũng có khả năng tăng kali máu, rối loạn nhịp tim nghiêm trọng và ngừng tim.
Nhắc nhở thêm các bệnh tim mạch mãn tính như tăng huyết áp và tiểu đường là những yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh thận. Các triệu chứng của bệnh thận giai đoạn đầu không rõ ràng nên ngoài việc đi khám sức khỏe, nhóm đối tượng có nguy cơ cao cần quan tâm hơn đến việc thăm khám định kỳ để phòng ngừa và điều trị bệnh thận mãn tính.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Phòng bệnh thận yếu, tiểu đêm bằng y học cổ truyền
Nguồn video: Sức khỏe & Đời sống
Kiều Dụ (Theo SH)