Ăn thực phẩm thừa
Những cục thịt viên, cá, hải sản khách ăn còn thừa từ hôm nay sẽ được bỏ vào một chiếc hộp, dùng màng bọc thực phẩm bọc lên rồi cho vào tủ lạnh. Thậm chí, nhân viên còn cẩn thận tới mức viết ngày làm và hạn sử dụng là sáng mai. Bởi vậy, những người ăn lẩu vào đầu bữa trưa thường là đồ cũ của hôm qua.
|
Ảnh minh họa. |
Rau cũng vậy, nếu còn thừa không kể là đã có người đụng đũa vào hay chưa cũng đều được bỏ đóng hộp cất đi. Hôm sau người ta sẽ lấy ra và chắc chắn rồi, không một lần được rửa qua nước.
Chẳng cần ninh xương cũng cho ra hàng trăm nồi lẩu
Ai thích ăn lẩu chắc cũng biết chuyện để cho ra một nồi lẩu thì cần có xương ninh như để nước ngọt rồi sau đó muốn cho gì thì cho. Tuy nhiên, theo lời kể của 1 nhân viên rửa bát của nhà hàng lẩu thì ngày nào quán cũng phục vụ hàng trăm nồi lẩu, khách chật kín mà chưa bao giờ thấy đầu bếp ninh xương.
Thậm chí, bản thân chị này ngày ngày dọn rác đi đổ, bới ra cũng chả thấy một miếng xương nào, vậy thì nước lẩu vừa ngọt vừa thơm mà bạn vẫn ăn là ở đâu ra?
Thực tế, đa phần nhà hàng lẩu đều sử dụng gói gia vị lẩu để pha với đủ thứ làm nên một nồi lẩu. Cái này thì thường chỉ những nhân viên phụ bếp mới biết. Trong những loại gia vị lẩu này thường chứa NO2, ethyl maltol.. đây đều là những chất gây hại cho sức khỏe. Bác sỹ Trần Ngọc Lưu Phương còn cho biết, chất NO2 và HCHO đều là những chất độc hại, chuyên dùng trong việc ướp xác. Nếu tiếp xúc qua đường ăn uống, người dùng có thể gây ung thư, bị thiếu máu thể nặng, nhẹ thì là ngộ độc thực phẩm.
Không rửa thực phẩm
Rau mà bạn ăn thường là rau để trong tủ lạnh được bọc một lớp túi bóng. Trước giờ mở cửa, nhân viên bếp sẽ mở túi và cắt một ít phần cuống già đi, rồi tùy vào mức quy định của quán, nhà hàng thì nhân viên sẽ cắt thành 2 hoặc 3 khúc. Đó là với những loại rau cải, muống còn với nấm thì chỉ cắt gốc đi thôi. Với loại rau như bắp cải, cải thảo thì nhân viên cũng chỉ lấy ra, cắt rồi cùng lắm là xả qua với nước cho có.
Nếu sau khi khách đứng lên mà có bàn lấy rau thừa, nhân viên tiếp tục dùng số rau đó để lại cho người ăn tiếp theo. Tuyệt nhiên không có chuyện rửa lại hay bỏ đi.
Với hải sản như tôm, mực, cá cũng vậy, nếu là đồ đông lạnh thì xả dưới nước cho nhanh ra đông rồi lấy lên. Nếu đồ đó chưa đông cứng hoặc mới bỏ vào thì cứ thế lấy ra thôi. Còn chuyện rửa ư? Quá là điều xa xỉ luôn.
Bát đĩa cực bẩn
Bình thường, sau khi ăn là chúng ta sẽ rửa bát đúng không, hoặc chỉ cần đựng một chút thực phẩm sẽ sẽ rửa. Tuy nhiên, ở không ít quán lẩu thì sẽ dùng lại. Nếu chiếc đĩa nào đựng đồ quá bẩn, không thể lau được thì người ta mới mang đi rửa, còn nếu đĩa đựng rau hoặc đựng thịt, cá chỉ bị ướt thôi, nhân viên sẽ dùng giẻ lau đi. Điều đáng nói là chiếc giẻ ấy từ đầu tới cuối đều không được giặt.
Với những chiếc đĩa quá bẩn nếu cần dùng gấp, người ta sẽ nhúng qua vào chậu nước có một ít nước rửa bát rồi tráng qua với nước, thế là đã có ngay một chiếc đĩa mới rồi. Đĩa, bát cuối buổi đều được ngâm trong dung dịch tẩy rửa, hôm sau thì vớt lên rồi để khô, ít khi nào mà người ta tráng lại lắm.
Lưu ý khi ăn lẩu để bảo vệ sức khỏe cả nhà
Thứ tự nhúng của các món ăn
Hầu hết mọi người thường yêu thích món thịt và nhúng nó ngay vào nồi lẩu khi bắt đầu bữa ăn. Khi đó, thịt sẽ tiết ra một lớp dầu dày nổi lên dưới đáy nồi trước khi chúng ta bắt đầu nhúng rau và các loại thức ăn chính khác, chất dinh dưỡng sẽ chuyển hóa thành một lượng lớn axit béo bão hòa không tốt cho cơ thể.
Do đó, khi ăn lẩu, trước tiên bạn nên chọn một ít khoai tây hay các loại rau khác, đặc biệt là khi bạn ăn lẩu cay, hoặc khi bạn muốn uống bia rượu, rau và thực phẩm có tinh bột có thể bảo vệ dạ dày.
Ăn mỳ nấu trong nước lẩu
Trước khi kết thúc bữa ăn, rất nhiều người chọn một bát mỳ nhúng chan với nước lẩu. Tuy nhiên, món ăn này không được thực sự khuyến khích. Ngoài vấn đề về dầu và chất béo, có rất nhiều axit amin trong nước lẩu của các loại thịt khác nhau. Nước lẩu được đun nóng liên tục trong 1-2 giờ đồng hồ, các axit amin này có thể dễ dàng kết hợp với nitrit có trong rau nấu chín để tạo thành nitrosamine gây ung thư.
Thay nước lẩu nếu ăn lâu
Chuẩn bị sẵn nhiều nước lẩu để có thể đổ thêm hoặc thay khi ngồi ăn lâu. Khi nước lẩu đun quá lâu sẽ khiến hàm lượng nitrit tăng cao, vitamin bị phân hủy, chất béo khi đó là bão hòa, gây hại cho cơ thể nhất là tim mạch, huyết áp. Do đó, nên thay nước lẩu sau 60 phút là tốt nhất.
Theo Hải Vân/Khỏe & Đẹp