Tiêu chảy nửa năm không đi khám, người đàn ông hối không kịp

Google News

Tiêu chảy nửa năm không chịu đi khám, người đàn ông choáng váng khi phát hiện mắc ung thư đại trực tràng, gần như tắc nghẽn hoàn toàn đường tiêu hóa.

Ung thư đại trực tràng là loại ung thư phổ biến, ngay cả khi có các triệu chứng cảnh báo cũng rất dễ bị bỏ qua.
Cách đây không lâu, một người đàn ông 57 tuổi ở Đài Loan (Trung Quốc) mắc chứng tiêu chảy kéo dài, suốt nửa năm anh ăn gì cũng dễ bị đi ngoài. Đến khi mệt mỏi, suy kiệt anh mới chịu đến bệnh viện để thăm khám.
Đáng tiếc, sau khi đến bệnh viện khám thì người đàn ông phát hiện mắc ung thư đại trực tràng, gần như tắc nghẽn hoàn toàn đường tiêu hóa.
Tieu chay nua nam khong di kham, nguoi dan ong hoi khong kip
 Ảnh minh hoạ.
Bác sĩ chuyên khoa gan mật và tiêu hóa Chiêm Nghi Học, người Đài Loan cho biết, ung thư đại trực tràng thường không có triệu chứng ở giai đoạn đầu, nhưng nếu bị tiêu chảy kéo dài thì bạn nên chú ý.
Trường hợp của bệnh nhân 57 tuổi khi đi khám thì phát hiện bị viêm loét dạ dày kết hợp nhiễm vi khuẩn HP, ngoài ra còn bị ung thư đại tràng sigma ở ruột già, đoạn này dài khoảng 7cm, gần như gây tắc ruột hoàn toàn.
Qua trường hợp này, bác sĩ Chiêm nhắc nhở, có 8 nhóm người thuộc nhóm nguy cơ cao mắc ung thư đại trực tràng, cần phải chú ý:
1. Thích ăn thịt đỏ và thực phẩm chế biến sẵn, chẳng hạn như xúc xích nướng và thịt xông khói nướng.
2. Thừa cân béo phì.
3. Không thích ăn rau và trái cây.
4. Không thích uống nước, không thích vận động, dễ bị táo bón.
5. Người già.
6. Tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư đại trực tràng.
7. Hút thuốc và uống rượu.
8. Bệnh tiểu đường.
Lưu ý, ung thư đại trực tràng thường không có triệu chứng trong giai đoạn đầu, nếu phát hiện phân có máu và tiêu chảy kéo dài, có thể đã bỏ lỡ thời kỳ vàng điều trị tốt nhất. Hãy ăn nhiều trái cây và rau quả, và tập thể dục đều đặn.
Giang Khôn Tuấn, một bác sĩ phẫu thuật nổi tiếng, cũng chỉ ra rằng ung thư đại trực tràng có thể dẫn đến thay đổi thói quen đại tiện, không chỉ gây táo bón mà một số người còn có thể bị tiêu chảy, phân có máu hoặc phân nhầy cũng có thể xảy ra do các tế bào ung thư chứa nhiều mạch máu.
Bên cạnh đó, người bệnh còn có hiện tượng thiếu máu, sụt cân và đau quặn bụng dưới không rõ nguyên nhân thì cũng nên chú ý. Đặc biệt, nếu luôn có cảm giác muốn đi vệ sinh nhưng ngồi lâu không thấy gì, hãy nghĩ đến trường hợp trực tràng dài, khối u ung thư gây cảm giác có dị vật và cảm giác muốn đi đại tiện liên tục khiến người bệnh lúc nào cũng muốn đi vệ sinh. Lúc này, nên đi khám ngay để nhận được sự tư vấn, điều trị kịp thời.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Đưa gần 70 triệu cho cô đồng "đúng nhận, sai cãi" để chữa ung thư?

Nguồn video: Kienthucnet

Kiều Dụ (Theo ET)