Tình yêu của cha đầy ắp trong bảy tin nhắn lưu ở hộp thư nháp

Google News

Bảy tin nhắn soạn sẵn lưu ở hộp thư nháp là tình yêu to lớn mà ông cụ dành cho bảy người con của mình.

Một buổi chiều gió thổi hiu hiu khiến trong người mệt mỏi, tôi liền tạt qua bên đường tìm một quán vỉa hè kiếm cái gì lót bụng cho đỡ đói. Người bán hàng là một ông cụ bị què, tôi chỉ thấy ông cười chứ không nghe ông nói gì. Khuôn mặt ông vẻ rất chân chất, trên trán lộ rõ những dấu vết chai sạn của thời gian, tôi đoán rằng ông cụ tầm khoảng ngoài 70 tuổi.
Tôi ngồi trên một tảng đá ăn bánh bao. Trời chuyển lạnh, khách cũng ít hơn hẳn và tất nhiên việc buôn bán của ông cụ cũng không mấy thuận lợi. Ông cụ ngồi trên một hòn đá khác, lấy từ trong túi ra một chiếc Nokia còn mới toanh, ông cẩn thận ấn từng nút một, chốc chốc lại suy nghĩ, rồi lại cười, phải chăng là vì chơi trò chơi thắng cuộc?
 Ảnh minh họa.
Ông cụ đột nhiên ngây người nhìn sang tôi: “Tôi có thể hỏi cậu một chữ này được không?”. Nghe thấy giọng ông nói, tôi mới biết ông không hề già.
“Ông muốn hỏi chữ gì ạ?”. Tôi nhìn kỹ hơn, không phải ông đang chơi trò chơi, mà là đang soạn tin nhắn.
Ông nói: “thức, chữ “thức” trong từ “thức đêm”, ông cụ không rành tiếng phổ thông, chỉ biết được mặt chữ nên soạn tin nhắn hơi khó khăn.
Ở đây đều là hòn đá, không có nơi nào để viết, tôi liền giúp ông cụ trực tiếp soạn từ đó trên điện thoại. Nhìn văn phong tin nhắn, tôi đoán là ông đang soạn tin nhắn để gửi cho con.
Ông cụ không hề ngại ngùng mà chỉ cười rồi nói: “Tôi đúng là già cả rồi nên hơi lẫn, trong thôn có một thằng bé nắm lấy tay tôi để chỉ cho cách soạn tin nhắn những mấy ngày trời mà vẫn chưa biết dùng”. Ông cụ không bán hàng, tôi cũng không vội về nhà, hai người cứ ngồi tán gẫu với nhau như vậy.
Vợ ông qua đời sớm, ông có 7 người con trai lẫn gái, họ đều đi làm ăn xa và cũng chưa có ai lập gia đình cả. Ông luôn cảm thấy có lỗi với các con nhưng họ không ai oán trách ông cả, mỗi tháng mỗi người đều dành ra một ít gửi tiền về cho ông .
Số tiền đó ông không hề tiêu đến mà để gửi vào Ngân hàng để sau này dành cho con trai mua nhà và cho con gái kết hôn. Mùa Xuân ông bận rộn làm việc đồng áng, hai mùa Hè, Thu ông đẩy xe ba bánh đến chốn đông người qua lại bán khoai chiên, bán ngô, năng ngọt,...mỗi thứ một ít. Mặc dù buôn bán không được nhiều nhưng cũng đủ ăn nên ông cụ rất mãn nguyện.
Điện thoại không phải do ông cụ mua mà là do các con của ông mua. Vì họ đi làm ăn xa, không yên tâm cha ở nhà một mình, nhỡ may có chuyện gì xảy ra nên mua cho ông một chiếc thỉnh thoảng gọi về cho cha đỡ buồn.
Những mẫu tin nhắn ông soạn sẵn để gửi cho bảy người con đều được lưu trong bản thảo, mỗi một tin nhắn đều dài hơn 2 trang, nội dung tin thì đều giống nhau:
Câu thứ nhất đều là “Hôm nay cha rất vui, cha vẫn khỏe!”, câu thứ hai đều hỏi “Hôm nay các con như thế nào? Có khỏe không?”, câu thứ ba mới bắt đầu khác nhau, đều là những việc nhỏ nhặt trong nhà, lại còn thêm những chuyện vui trong thôn nữa và câu cuối cùng lại giống nhau: “Hãy chăm sóc mình cho tốt, đối xử tốt với người xung quanh, hãy làm người lương thiện, có chuyện gì thì đừng sợ vì còn có cha đây!”.
Tôi thấy trong lòng ấm áp đến lạ thường, tôi hỏi ông sao để tin nhắn dài vậy mà không gửi đi. Ông trả lời:
“Tôi sợ nhỡ may lát nữa nghĩ thêm điều gì lại mất công soạn tiếp”.
Tôi cười rồi nói: ‘Thế thì lát nữa lại gửi tiếp!”.
Ông cụ lắc đầu nói: “Như vậy tốn tiền lắm, thôi thì cứ đợi đến tối rồi gửi luôn một thể!”.
Thì ra, tình yêu của cha chỉ cần đơn giản như vậy, mộc mạc, chân chất, mỗi một người cha luôn có cách thể hiện tình yêu riêng dành cho con cái , 7 mẫu tin nhắn nhưng đó là cả một tình yêu to lớn ông dành cho 7 người con của mình.
Theo Một Thế Giới