Nhờ vậy, lực lượng phòng chống dịch TP.HCM đã xác định nhanh hàng nghìn trường hợp F1, F2, ngăn chặn chu kỳ lây nhiễm tiếp theo.
Bài học được rút ra là tất cả các bước trong quy trình truy vết, theo dấu ca nhiễm phải được tuân thủ đầy đủ, nếu bỏ sót bất cứ khâu nào cũng có thể để lọt trường hợp nghi nhiễm ở ngoài cộng đồng. Tuy nhiên, từ thực tế tại TP.HCM, các chuyên gia kiến nghị phải bổ sung thêm những biện pháp kỹ thuật mới để nâng cao hiệu quả của công tác truy vết, theo dấu ca bệnh. Cụ thể, trung tâm kiểm soát dịch bệnh, ban chỉ đạo chống dịch địa phương, bộ phận kỹ thuật của Ban Chỉ đạo quốc gia phải được truy cập trực tuyến vào hệ thống camera giám sát trong các khu cách ly dân sự, để theo dõi, giám sát, kiểm tra đột xuất và xử lý ngay khi tình huống xảy ra.
|
Nhân viên y tế căng mình phòng chống COVID-19 ảnh: t.h |
Cùng với việc kêu gọi mọi người dân, cần khuyến nghị mạnh mẽ, thậm chí quy định bắt buộc nhân viên y tế, giáo viên, sinh viên các trường đại học cài đặt, sử dụng các ứng dụng giám sát y tế trực tuyến, cảnh báo tiếp xúc gần người nhiễm COVID-19. Điều này đặc biệt quan trọng để cảnh báo, truy vết nhanh người nghi nhiễm COVID-19, nhất là trong tình huống xuất hiện nhiều ca bệnh cùng lúc ở nhiều nơi. Các địa phương cần được tập huấn thường xuyên về kỹ thuật truy vết, theo dấu ca bệnh, có các trường hợp giả định để sẵn sàng cho những tình huống khác nhau.
Trước thực tế rất nhiều người thuộc diện cách ly không cài đặt, hoặc có cài đặt nhưng không bật các ứng dụng giám sát y tế trực tuyến, cảnh báo tiếp xúc gần người nhiễm COVID-19 như NCOVI, Bluezone..., các chuyên gia kiến nghị phải có quy định bắt buộc, thậm chí xem xét phương án sử dụng vòng đeo tay điện tử để giám sát người thuộc diện cách ly.
Ngày 5/12, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội báo cáo về 2 trường hợp xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 1 trường hợp là cán bộ ngoại giao nhập cảnh, được cách ly tại nhà và 1 ca tái dương tính sau khi ra viện. Cụ thể, trường hợp thứ nhất tại quận Bắc Từ Liêm là cán bộ ngoại giao Lybia (nam, 54 tuổi, sinh sống và làm việc tại Việt Nam). Trường hợp thứ hai là bệnh nhân N.A.D (nam, 55 tuổi, ở quận Đống Đa). Đây là bệnh nhân COVID-19 số 1.150 nhập cảnh từ Pháp, được cách ly điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Bệnh nhân ra viện ngày 1/12, được cách ly tại nhà và lấy mẫu lần 1 ngày 3/12, cho kết quả dương tính ngày 4/12. Hiện, bệnh nhân được chuyển tới cách ly điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư.
Bộ Y tế cho biết, 4 ca mắc mới trong ngày 5/12 đều là người nhập cảnh, được cách ly ngay tại TP.HCM và Đà Nẵng. Các bệnh nhân này về nước trên 4 chuyến bay. Đáng chú ý 3/4 chuyến bay này trước đó đã ghi nhận các ca mắc COVID-19. Các bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện dã chiến Củ Chi, Bệnh viện Phổi Đà Nẵng. Hiện tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 16.681. Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 Việt Nam đã điều trị khỏi 1.220 ca.
Theo Thái Hà/Tiền Phong