Một năm về trước, một tòa án tại Nam Phi đã ra một quyết định sau 18 tháng tranh cãi cho 2 gia đình bị nhầm con. Đó là hai gia đình vẫn tiếp tục nuôi đứa con mà mình bị nhầm.
Quyết định này của tòa án đều được cả hai bên đồng ý. Mặc dù điều này khiến nhiều người đặt ra câu hỏi rằng tại sao họ lại không muốn nhận lại con ruột của mình?
Quay trở lại hơn 6 năm về trước, vào tháng 8/2010, tại bệnh viện Tambo Memorial ở Johannesburg, Nam Phi, 2 đứa trẻ sinh cùng ngày đã bị đánh tráo. Nguyên nhân là do một y tá bệnh viện đã đặt nhầm bảng tên của hai bé.
|
Cả hai em bé đều sinh cùng ngày vào tháng 8/2010, tại bệnh viện Tambo Memorial ở Johannesburg. |
Và phải sau 4 năm, sự thật mới được phát hiện. Đó là khi chồng cũ của một người mẹ muốn làm xét nghiệm DNA để xác định xem đứa bé có thật sự là con của anh ta hay không. Nếu kết quả là đúng thì anh ta sẽ chấp nhận chi trả tiền phụ cấp cho người phụ nữ này.
Khi phát hiện ra sự cố, bệnh viện đã ngay lập tức liên lạc với người mẹ thứ hai để thông báo rằng cô đã nhận nhầm con.
Tuy nhiên, người phụ nữ này không đồng ý trao trả lại đứa con vì cô đã coi đứa bé như con ruột của mình trong suốt 4 năm qua.
Henk Strydom, một luật sư đại diện cho 1 trong hai phụ nữ nói với Reuters rằng: "Họ đã làm xét nghiệm DNA và nhận được kết quả là cả hai người đều không có huyết thống với đứa bé. Sau đó, hai người đã đến bệnh viện và nhận được câu trả lời rằng bệnh viện đã trao nhầm em bé.
Cô ấy bị suy sụp và tổn thương rất nhiều. Cô ấy muốn nhận lại đứa con ruột của mình".
Cả hai bà mẹ sau đó đã gặp nhau nói chuyện nhưng vẫn chưa đưa ra được quyết định cuối cùng bởi phía người phụ nữ kia nhất quyết không đồng ý trao trả lại đứa con.
Phat hien bi nham con sau 4 nam: Ba me kien quyet khong tra lai dua con bi nham
Quyết định cuối cùng của tòa án đều được hai bên đồng ý
Sau một năm, năm 2015, Tòa án đã đưa ra quyết định rằng 2 đứa trẻ, lúc đó 5 tuổi, sẽ vẫn sống cùng bố mẹ đã nuôi chúng từ nhỏ và sẽ không quay về với bố mẹ ruột của chúng nữa.
Bà Anne Skelton, giám đốc tại Đại học Trung tâm Pretoria Luật Trẻ em, cố vấn của tòa án, cho hay: "Bọn trẻ sẽ coi như là đang sống với bố mẹ ruột, người đã nuôi nấng chúng. Không ai phản đối quyết định này. Đã có 3 người trong 2 cặp vợ chồng đồng ý, còn một bố còn đang lưỡng lự, nhưng ông cho biết ông sẽ thông qua luật sư của mình và chấp hành quyết định của tòa án".
Chủ tịch, Phó Chánh án Aubrey Ledwaba nói rằng, không ai là người thắng trong vụ việc này, "đây không phải là việc ai thắng ai thua mà quan trọng là chúng ta làm điều tốt nhất cho những đứa trẻ".
Theo Phụ Nữ Online