1. Samuel Byck
Năm 1974, cuộc sống Samuel Byck gặp nhiều biến cố. Ông đã ly hôn với người vợ, trở nên xa lạ với 4 đứa con cũng như bị thất nghiệp sau nhiều nỗ lực không thành công để bắt đầu sự nghiệp doanh nghiệp. Byck cũng bị ám ảnh bởi mối hận thù với Tổng thống
Richard Nixon - người mà ông đổ lỗi là người gây ra tất cả rắc rối cá nhân gặp phải.
Năm 1973, Byck đã gây sự chú ý đối cơ quan mật vụ sau khi gửi những lời lẽ đe dọa đến Tổng thống Nixon. Cơ quan mật vụ đã xem thường các mối đe dọa đến từ Byck mà không ngờ được rằng, ông đã lên hẳn một kế hoạch ám sát ông chủ Nhà Trắng Nixon. Kế hoạch ám sát Tổng thống Nixon được ông gọi là "chiếc hộp Pandora".
Vào ngày 22/2, Byck đã có mặt tại sân bay Quốc tế Baltimore - Washington để thực hiện kế hoạch
ám sát Tổng thống Mỹ. Byck đã mang theo một khẩu súng lục cỡ nòng 0,22 caliber và một chiếc cặp có chứa một quả bom xăng tự chế. Khi đi qua trạm kiểm soát an ninh, Byck đã lấy súng ra và bắn chết một cảnh trước khi lên chuyến bay chuyến bay của hãng hàng không Delta số 523 chuẩn bị khởi hành đến Atlanta.
Khi đó, Byck đã xông vào buồng lái và ra lệnh cho hai phi công là Douglas Reese Lofton và Fred Jones cất cánh nhưng họ đã cố tình trì hoãn cất cánh máy bay. Byck đã bắn cả hai phi công trên và sau đó, bắt một nữ hành khách ngẫu nhiên và ra lệnh cho cô phải điều khiển máy bay. Khi đó, cơ quan chức năng đã bắn Byck bị thương khi hắn đứng ở cửa sổ buồng lái.
Sau khi ngã xuống sàn, Byck đã tự tử bằng cách bắn vào đầu. Phi công Jones đã chết do vết thương quá nặng và phi công Lofton may mắn sống sót sau cuộc tấn công. Sau đó, cơ quan chức năng phát hiện một cuốn băng ghi âm tại nơi Byck lập kế hoạch “chiếc hộp Pandora”. Nội dung đó nói rằng, ông muốn ám sát Tổng thống Nixon bằng cách cướp một chiếc máy bay và điều khiển nó đâm vào
Nhà Trắng. Câu chuyện này đã trở thành nguồn cảm hứng cho bộ phim
“The Assassination of Richard Nixon” công chiếu năm 2004.
2. Chio Tok
Ngày 16/7/948, Miss Macao - một thủy phi cơ Catalina thuộc sở hữu của hãng hàng không Cathay Pacific cất cánh từ Macau đến Hong Kong đã gặp nạn. Chỉ một thời gian ngắn sau khi cất cánh, chiếc máy bay này đã đâm xuống đồng bằng châu thổ sông Châu (Pearl River Delta), khiến 25 trong số 26 người có mặt trên chuyến bay tử vong. Người duy nhất còn sống sót là Wong Yu. Wong được hai ngư dân tìm thấy trong tình trạng trôi nổi trên mặt nước.
Người đứng đằng sau vụ tai nạn trên đó là một người đàn ông tên là Chio Tok đã thực hiện kế hoạch đó cùng với Wong và hai đồng phạm khác để chiếm quyền điều khiển máy bay Miss Macao và bắt cóc hành khách. Nhiều hành khách trên chuyến bay đó là người giàu có nên nhóm không tặc quyết định cướp máy bay hạ cánh tại một hòn đảo xa xôi.
Sau đó, nhóm không tặc sẽ đòi tiền chuộc từ người thân các hành khách. Tuy nhiên, khi các phi công không điều khiển máy bay theo yêu cầu của nhóm khủng bố, Chio Tok đã bắn vào đầu viên phi công. Do vậy, chiếc máy bay mất kiểm soát và lao xuống. Wong đã nhảy ra khỏi máy bay khi nó đang rơi thông qua cửa thoát hiểm.
Tuy nhiên, vào thời điểm đó, luật pháp Macau cũng như Hong Kong không có quy định xử lý tình huống trên nên giới chức trách không thể truy tố Wong Yu về việc đã gây ra tội ác tày đình trên. Sau đó, Wong được giới chức trách thả và bị trục xuất về Trung Quốc năm 1951.
3. Julian A. Frank
Vào tối ngày 6/1/1960, một chiếc Boeing 707 đã được lên kế hoạch cất cánh từ sân bay quốc tế Idlewild, New York đến Miami. Tuy nhiên, người ta đã phát hiện một cửa sổ bị nứt trong buồng lái nên toàn bộ hành khách dự định bay trên máy bay Boeing 707 đã được chia thành hai nhóm và chuyển sang hai máy bay khác. Hầu hết các hành khách được chuyển sang máy bay Lockheed Electra. Trong khi đó, 29 hành khách khác và 5 thành viên phi hành đoàn được đưa lên máy bay Douglas DC -6B mà sau này được gọi là chuyến bay hàng không quốc gia số 2511.
Khoảng 3 giờ sau khi cất cánh, chuyến bay số 2511 bị rơi tại cánh đồng của nông dân bên ngoài Bolivia, North Carolina, Mỹ khiến tất cả mọi người có mặt trên chuyến bay tử nạn.
Sau đó, người ta phát hiện một hành khách có tên là Julian A. Frank đã mang một quả bom lên máy bay. Cơ quan chức năng đã tìm thấy Frank cách khu vực máy bay gặp tai nạn 25,5 km cùng với dây điện và các mảnh vỡ kim loại trên cơ thể. Do đó, người ta suy đoán Frank đã giấu quả bom dưới ghế ngồi và nó cũng mở ra cuộc tranh luận liệu ông có cố tình mang bom lên máy bay hay không. Frank từng là luật sư và vào thời điểm đó, ông bị điều tra tội tham ô và đã mua một gói bảo hiểm nhân thọ trị giá 900.000 USD trước khi lên máy bay. Cho đến nay, giới chức trách vẫn chưa đưa ra những thông tin chính xác về vụ
tai nạn máy bay trên.
4. Robert Vernon Spears
Vào tối ngày 16/11/1959, chuyến bay hãng hàng không Quốc gia 967 cất cánh từ Tampa đến New Orleans đột nhiên biến mất khi đang bay gần vịnh Mexico. Sau những nỗ lực tìm kiếm, giới chức trách tìm thấy những mảnh vỡ máy bay nằm rải rác ở một số nơi cùng với thi thể một số nạn nhân. Điều rõ ràng là chuyến bay 967 đã đâm xuống vùng Vịnh nhưng phần còn lại của máy bay và hầu hết các hành khách khác không bao giờ được tìm thấy.
Tổng cộng có 42 hành khách và phi hành đoàn đã thiệt mạng. Một cuộc điều tra sau đó đã dẫn đến việc nhiều người suy luận máy bay bị đánh bom. Nghi ngờ trên xuất phát từ việc cơ quan chức năng phát hiện ra một cựu tù có tên là William Taylor đã mua một gói bảo hiểm nhân thọ tại sân bay vào buổi tối trước khi xảy ra vụ tai nạn. Tuy nhiên, người ta không tìm được hồ sơ của Taylor mua vé lên bất kỳ chuyến bay nào.
Thậm chí người ta còn phát hiện "Tiến sĩ Robert Vernon Spears" trên danh sách các hành khách có tên trong bản kê khai hàng hóa trên chuyến bay 967. Spears cũng đã mua một gói bảo hiểm nhân thọ vào buổi tối xảy ra vụ tai nạn. Thêm vào đó, Spears và Taylor từng ngồi chung một nhà tù. Tuy nhiên, Spears được phát hiện là vẫn còn sống.
Điều này đưa ra giả thuyết rằng, Spears đã bắt Taylor mua vé lên chuyến bay số 967 dưới tên của mình trước khi lừa người này mang theo một quả bom lên máy bay. Điều này sẽ cho phép Spears giả chết để vợ nhận được thanh toán tiền bảo hiểm. Một người cung cấp tin sau này cho hay Spears cũng mua một gói bảo hiểm nhân thọ dưới tên của Julian A. Frank trước khi Frank tử nạn khi ở trên chuyến bay số 2511. Spears bị FBI thẩm vấn nhưng không có bằng chứng buộc tội người này có liên quan đến vụ tai nạn. Do đó, ông đã được thả. Đến năm 1969, Spears qua đời. Cho đến nay, đây vẫn là vụ tai nạn máy bay đầy bí ẩn.
Tâm Anh (theo LV)