1. Cái chết có mùi... ngọt ngào
Thật khó để mô tả mùi của cái chết nhưng hầu hết mọi người đều đồng ý rằng nó khá tệ. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, mùi phân hủy của con người thực sự rất phức tạp, liên quan đến hơn 400 hợp chất hóa học dễ bay hơi.
Chúng ta chia sẻ nhiều trong số những hợp chất đó với các loài động vật khác, nhưng một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, có 5 loại este - hợp chất hữu cơ phản ứng với nước để tạo ra cồn và axit chỉ có ở con gười. Điều này được chứng minh khi các nhà khoa học so sánh với 26 loài động vật khác, từ ếch, chim hay lợn.
Các nhà khoa học pháp y đã quen với loại mùi này thường báo cáo về một loại “mùi ngọt” khi mô tả xác chết.
2. Móng tay và tóc sẽ không tiếp tục phát triển sau khi chết
|
Ảnh minh họa. |
Bạn có thể đã nghe nói rằng móng tay và tóc sẽ tiếp tục phát triển ít nhất là trong một thời gian ngắn sau khi chúng ta chết. Nhận định này có thể đến từ những quan sát thực tế trên xác chết. Tuy nhiên, điều này là không có thật. Trên thực tế khi còn người chết đi, những phần cơ thể co lại do mất nước, làm cho móng tay và tóc trông dài hơn.
Những thành phần có thể khiến chúng phát triển là những nang tóc và biểu bì móng dưới da. Chúng cần có những yêu cầu cơ bản về nội tiết tố, chưa kể đến việc nguồn cung cấp các thành phần như protein. Khi cơ thể chết đi, nguồn cung cấp này cũng chấm dứt.
3. ADN có thể dự đoán tuổi thọ của con người
Trong một thời gian dài, chúng ta nghĩ rằng các tế bào có thể bất tử. Trong các điều kiện môi trường chuẩn, chúng sẽ phân chia vô hạn. Nhưng phát hiện vào năm 1961 cho thấy, điều đó là không chính xác. Sau khi phân chia đến giới hạn 50-70 lần, chúng sẽ dừng lại.
Một thập kỷ sau, một giả thuyết khác đã được đưa ra. Telomere là một mảng ADN ở phần cuối của một nhiễm sắc thể (NST) và được coi là một cái mũ bảo vệ cho NST khỏi tổn hại. Thông thường, mỗi lần tế bào phân chia thì telomere sẽ bị ngắn đi một ít. Khi telomere ngắn đến một độ nào đó, tế bào sẽ không phân chia nữa và chết đi.
|
Telomere là một mảng ADN ở phần cuối của một nhiễm sắc thể. |
Kể từ đó, người ta cho rằng, chiều dài của telomere có thể được sử dụng để dự đoán tuổi thọ, không chỉ của con người. Tuy nhiên, không phải tất cả các nghiên cứu đều xác nhận điều này và các nhà khoa học chưa dám chắc chắn rằng telomere ngắn lại là nguyên nhân của sự lão hóa. Nếu chiều dài của telomere có thể kiểm soát quá trình lão hóa, thì chúng ta có thể kéo dài tuổi thọ của con người bằng cách tăng kích thước này.
4. Sự sợ hãi cái chết giảm dần gắn liền với tuổi tác
Một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy, những người ở độ tuổi 40-50 bày tỏ sự lo ngại về cái chết nhiều hơn những người ở độ tuổi 60-70. Tương tự như vậy, một nghiên cứu khác phát hiện ra rằng, những người ở độ tuổi 60 ít lo lắng về cái chết hơn cả những người ở độ tuổi trung niên và thanh thiếu niên.
Tuy nhiên, một nghiên cứu khác cho thấy, sau những khủng hoảng ở tuổi 20, sự lo lắng về cái chết có xu hướng giảm theo tuổi tác. Đối với nam giới, sự lo lắng giảm hẳn ở độ tuổi 60, trong khi đó, đối với phụ nữ, điều này sẽ giảm khi họ ở độ tuổi khoảng 40-50. Tuy nhiên, đây chỉ là những nghiên cứu ở Mỹ và chư được kiểm chứng tại các quốc gia khác trên thế giới.
5. Nghĩ về cái chết tạo nên những thành kiến
200 nghiên cứu trong 25 năm qua cho thấy, việc nghĩ về cái chết, so với nghĩ về những điều đáng lo ngại khác, làm cho người ta bớt đi sự phân biệt chủng tộc, khắc nghiệt hơn với gái mại dâm, không sẵn lòng móc ví mua hàng hóa nước ngoài và thậm chí làm cho nhiều người phóng khoáng lại ít ủng hộ giới LGBT hơn.
Tuy nhiên, nó cũng làm cho mọi người muốn có thêm con và đặt tên con cái có một phần tên của họ. Suy nghĩ về cái chết làm cho chúng ta muốn theo đuổi sự bất tử tượng trưng, sống gián tiếp thông qua con cái.
Theo Đăng Nguyễn/Ngày nay