6 cuộc chiến tranh ngớ ngẩn trong lịch sử loài người

Google News

(Kiến Thức) - Chiến tranh không chỉ xảy ra vì những xung đột lớn về chính trị, kinh tế. Đôi khi có những cuộc chiến khôi hài.

1. Cuộc chiến con lợn
Cái tên của cuộc chiến cũng nói lên khởi nguồn mâu thuẫn là cuộc "tàn sát" lợn dẫn tới căng thẳng cục bộ giữa Mỹ và Anh. Mâu thuẫn bắt đầu vào năm 1859 trên hòn đảo San Juan - hòn đảo nằm giữa vùng đất liền của Mỹ và đảo Vancouver. Vào thời gian này, hòn đảo là nơi sinh sống của cư dân Mỹ và công nhân Anh của công ty Bay. Cả hai bên đều tranh giành quyền sở hữu vùng đất màu mỡ này.
Sự kiện mở màn cuộc chiến tranh Lợn bắt đầu vào ngày 15/6/1859 khi một người nông dân Mỹ có tên Lyman Cutlar bắn chết con lợn đực màu đen thuộc sở hữu của người Anh, sau khi ông phát hiện con lợn này dũi cả mảnh vườn khoai tây của ông. Tiếp theo là mâu thuẫn về con lợn thiến chết càng khiến căng thẳng giữa hai bên bùng phát và cuối cùng Cultar bị bắt để đe dọa.
George Pickett - lãnh đạo của quân đội Mỹ trong chiến tranh lợn.
Sau khi các cư dân Mỹ báo cáo vụ việc với quân đội nước mình, quân đội Mỹ đã phái ngay thuyền trưởng Geogre Pickett tới San Juan với một toán lính nhỏ. Pickett giở trò bằng cách tuyên bố hòn đảo là tài sản của nước Mỹ. Những người Anh sống trên đảo đáp trả lại bằng cách gửi một đội tàu hải quân được trang bị vũ khí đến hòn đảo. Tình huống bế tắc nhưng cũng rất ngớ ngẩn này kéo dài trong vài tuần. Cuối cùng, hai quốc gia phải thương lượng để có thỏa thuận cho phép hai nước cùng chiếm đóng quân sự trên hòn đảo San Juan vào tháng 10/1859, kết thúc cuộc chiến tranh lợn không đổ máu.
2. Cuộc nổi loạn Nika
Vào năm 532 trước công nguyên, các đám đông bạo loạn tràn ngập thành phố Constantinople, đốt cháy phần lớn thành phố và gần như lật đổ hoàng đế Justinian. Đặc biệt, tất cả hành động của bọn họ đều vì đua xe ngựa. Các cuộc đua được tổ chức ở trường đua Constainople tăng lên nhanh chóng trong suốt thế kỉ 16. Những người hâm mộ thực sự cư xử nghiêm túc. Còn những "hô-li-gân" cổ xưa cư xử giống như những tên cướp đường phố hơn là người hâm mộ thể thao. Nhóm Blues và Greens là hai nhóm "hô-li-gân" lớn nổi tiếng vì sự man rợ của họ. 
Rạp xiếc và đấu trường đua ngựa ở Constainople. 
Cuộc nổi loạn nổ ra vào tháng 1/532 khi hoàng đế Justinian từ chối thả 2 người bị kết án tử hình - thành viên của the Blues và Greens. Vì vậy, 2 bè phái này đã tụ họp lại cùng nhau dấy loạn. Chỉ trong vài ngày ngày ngắn ngủi, họ đã thiêu rụi trụ sở thành phố, xô xát với quân đội hoàng đế và thậm chí còn cố gắng lập nên hoàng đế mới. Phải đối mặt với cuộc cách mạng toàn diện, cuối cùng hoàng đế Justinian đã ra quyết định giải quyết vụ bạo loạn bằng bạo lực. Sau khi hối lộ phe Blues để có được sự ủng hộ của họ, hoàng đế phát động cuộc tấn công phe "hô-li-gân" còn lại, kết thúc cuộc tấn công, cuộc bạo loạn đã được dập tắt và 30.000 người nằm chết xung quanh khu vực trường đua ngựa.
3. Cuộc chiến bắt nguồn từ chú chó thất lạc
Đây là một trong những xung đột kì lạ nhất thế kỉ 20,  một con chó tình cờ gây nên mâu thuẫn quốc tế. Vụ việc là đỉnh điểm thù địch giữa Hy Lạp và Bulgaria. Hai quốc gia này đối đầu nhau kể từ chiến tranh Balkan vào những năm 1910. Cuối cùng, căng thẳng càng sục sôi vào tháng 10/1925, khi một binh lính Hy Lạp bị bắn chết vì anh ta bị cho là chạy ngang qua biên giới Bulgaria khi đang đuổi theo con chó đang chạy trốn.
 Bức tranh về Petrich trên báo Pháp.
Quân đội Hy Lạp không chấp nhận “sự hống hách” của Bulgaria. Ngay sau đó tướng Eleftherios Venizelos của Hy Lạp đã chỉ huy đội quân xâm lược và chiếm đóng một vài làng ở Bulgaria. Thậm chí, họ còn thiết lập hệ thống để nã pháo vào thành phố Petrich. Cuối cùng, Hội Quốc Liên đã can thiệp và chỉ trích cuộc tấn công. Sau đó, ủy ban quốc tế đàm phán để đưa ra thỏa thuận ngừng bắn giữa hai nước. Tuy nhiên, cuộc tấn công ngắn ngày trước đó của Hy Lạp vào thành phố Petrich đã khiến 50 người thiệt mạng.
4. Cuộc chiến về chiếc tai của Jenkins
Vào năm 1738, thủy thủ người Anh Robert Jenkins đã trình cái tai bị thương và đang thối rữa trước các thành viên Quốc hội. Anh đã thuật lại rằng, một nhân viên cảnh sát biển Tây Ban Nha đã cắt tai anh 7 năm trước như hình phạt cho tội buôn lậu. Đồng thời, thủy thủ này có thêm thắt một vài yếu tố cho câu chuyện hấp dẫn hơn. Vì vậy, nước Anh đã tuyên bố chiến tranh với vương quốc Tây Ban Nha, dù lí do gây chiến hết sức ngớ ngẩn.
Sự thật là xung đột giữa Anh và Tây Ban Nha bắt đầu vào những năm 1700 và chiếc tai bị cắt của Jenkins thực chất chỉ là chất xúc tác cho cuộc chiến. Mâu thuẫn bắt nguồn từ tranh chấp lãnh thổ biên giới giữa Florida Tây Ban Nha và Georgia Anh. Cuộc chiến bùng nổ cuối năm 1739 và tiếp tục kéo dài 2 năm nữa ở Florida và Georgia không phân thắng bại rõ ràng. Cuộc chiến sau đó cộng hưởng với chiến tranh kế vị của Áo kéo dài tới năm 1748.
5. Chiến tranh Toledo 
Michigan và Ohio bây giờ được biết đến như “ kì phùng địch thủ”  lâu đời về bóng đá, nhưng hai bang này chỉ nảy sinh chiến tranh về tranh chấp lãnh thổ. Mâu thuẫn cuộc chiến bắt đầu vào năm 1803, khi bang mới thành lập của Ohio nắm quyền sở hữu một vùng đất bao gồm một thị trấn của Toledo. Sau đó hạt Michigan phản đối tuyên bố của Ohio về Toledo vào những năm 1830. Do vậy, sự việc này đã dẫn đến cuộc tranh luận nảy lửa trên bờ vực bạo lực trong vài tuần.
 Toledo, Ohio vào những năm 1800.
Cả hai bên “vật lộn nhau” để tranh giành quyền kiểm soát chính trị hạt Toledo và huy động cả dân quân để đề phòng chống lại sự xâm lược của phía bên kia. Cuối cùng, Tổng thống Andrew Jackson đã phải can thiệp vào năm 1835 và kí quyết định vào năm 1836. Hạt Michigan quyết định từ bỏ tuyên bố “chiếm đoạt” Toledo để đổi lấy việc công nhận là một bang và một phần trên của bán đảo Peninsula. Nhiều người cho rằng, đây là quyết định bất công, nhưng một số người dân trong khu vực tranh chấp lại hoàn toàn tán thành. 
6. Chiến tranh bánh ngọt
Vào năm 1828, đám đông hỗn loạn tức giận phá hủy phần lớn thành phố Mexico trong suốt cuộc đảo chính quân sự. Một trong những nạn nhân của cuộc bạo loạn là Remontel - thợ làm bánh ngọt người Pháp làm ăn xa xứ có quán cà phê nhỏ bị bọn cướp tàn phá. Do chính quyền thành phố Mexico làm ngơ trước những lời phàn nàn của Remontel nên người thợ bánh ngọt thỉnh cầu chính phủ Pháp về việc Mexico phải đền bù thiệt hại.
Mãi đến một thập kỉ sau, lời yêu cầu của ông mới được chú ý khi đến tai vua King Louis-Philippe. Vua đã rất tức giận vì Mexico không thể trả được hàng triệu đô la nợ nần và bây giờ ông yêu cầu họ trả 60.000 pesos để đền bù thiệt hại cho người thợ bánh ngọt. Khi chính phủ Mexico ngần ngại trả tiền, Louis-Philippe đã làm một việc hết sức bất ngờ: Ông tuyên bố chiến tranh với Mexico. 
Bức tranh chụp thành lũy San Juan de Ulua. 
Vào tháng 10/1838, hạm đội của Pháp đến Mexico và phong tỏa thành phố Veracruz. Khi chính phủ Mexico vẫn từ chối trả tiền, các con tàu bắt đầu nã pháo vào thành San Juan de Ulua. Tiếp theo là những trận chiến nhỏ, tới tháng 12, cuộc chiến đã lấy đi sinh mạng của 250 binh lính. Cuối cùng, chiến tranh kết thúc vào tháng 3/1839, khi chính phủ Anh giúp hai bên kí hiệp ước hòa bình. Một phần nội dung của hiệp ước, Mexico buộc phải trả 600.000 pesos cho tiệm bánh ngọt của Remontel.
Đàm Thị Lan (theo History)