Bí ẩn kiếp trước của các thiên tài

Google News

Tiến sĩ Stevenson và nhiều giáo sư danh tiếng cho rằng, các thiên tài của chúng ta được học từ kiếp trước.

Sinh ra đã biết âm nhạc và làm toán?
Thomas Wiggins, còn gọi là chú mù Tom (1849 – 1908, Georgia, Mỹ) sinh ra trong một gia đình nô lệ da đen, lại bị mù bẩm sinh nên ông là nỗi thất vọng của chủ nô và không được cư xử như những người bình thường khác. Khi đó, chủ nô là Perry H. Oliver bán mẹ ông cho tướng James Bethune (Columbus, Georgia) trong một cuộc đấu giá nô lệ, và cho không ông. Lúc đó tướng James Bethune đặt tên cho ông là Thomas Wiggins Bethune, nhưng cả thế giới gọi ông là chú mù Tom.
Khi còn được bồng trên tay, Tom đã tỏ ra rất nhạy cảm với những tiếng động, đặc biệt là âm nhạc. Cả gia đình tướng James Bethune cũng phải công nhận tài năng khác thường của đứa bé da đen này. Khi Tom lên 3 tuổi, chú đã cất giọng ca hòa cùng giọng hát của các ái nữ nhà tướng James Bethune trọn cả bản nhạc một cách tài tình.
Năm lên 4 tuổi, chú Tom đã lén dạo nhạc trên dương cầm, những bản nhạc mà chú nghe được, một cách say sưa. Tất cả mọi người trong gia đình tướng James đều rất ngạc nhiên, vì họ chưa bao giờ cho phép Tom chạm vào cây đàn. Vậy Tom đã học đàn từ đâu?
Ngay từ khi bắt đầu chơi dương cầm, Tom đã biết sử dụng thuần thục các phím đàn đen trắng. Các phím đàn không dễ sử dụng đối với một người bị mù và chưa từng được ai huấn luyện như Tom. Tuy nhiên, theo nhiều nhà nghiên cứu âm nhạc thời đó thì Tom đã có thể chơi các bản nhạc cổ điển nổi tiếng một cách thành thạo. Những ngón tay của chú lướt trên phím đàn một cách chính xác và điêu luyện. Có người còn cho rằng chắc chắn chú phải có thời gian học nhạc tại trường.
 Tuy mù, nhưng Tom là một tài năng về âm nhạc.
Thấy Tom có năng khiếu âm nhạc, tướng James nhờ giáo sư Patti, người dạy nhạc cho các ái nữ của ông, dạy cho Tom, nhưng vị giáo sư này từ chối: “Tôi không thể chấp nhận dạy cho chú bé thêm một chút gì nữa vì tầm hiểu biết về âm nhạc của chú còn hơn cả tôi”.
Từ năm 8 tuổi, Tom bắt đầu trình diễn các bản hòa tấu trước công chúng. Tom không bị giới hạn bất cứ thể lọai nhạc nào, chú có thể trình diễn những nhạc phẩm nổi tiếng của Beethoven, Mendelsohn, Bach và Chopin và cũng có thể chơi các bản nhạc bất luận loại gì.
Đồng thời, Tom còn có khả năng sáng tác hàng nghìn bản trường ca bất hủ. Các sáng tác với âm điệu tuyệt vời cùng những lời bài hát rất hay cho thấy chú Tom đã nắm được trọn vẹn kỹ thuật về nhạc lý. Chỉ có thể cho rằng tất cả các yếu tố tạo thành sức mạnh âm nhạc do đã có sẵn trong con người chú Tom.
Một trường hợp khác nữa là bà Shakuntala Devi, được mệnh danh là chiếc máy tính sống, người Ấn Độ. Bà du hành qua nhiều nước trên thế giới và đã làm cho không ít nhà toán học sửng sốt trước tài năng toán học xuất chúng. Bà đã tìm được đáp số của các bài toán còn nhanh hơn cái máy điện tử tối tân nhất nước Mỹ năm 1977. Tài nghệ siêu việt của bà đã được báo chí ca ngợi. Tên bà đã được ghi trong cuốn Guiness Book of World Records (Cuốn sách ghi các thành tích kỉ lục trên thế giới). Bà có thể tính nhanh hơn máy điện tử mà không phải chuẩn bị trước.
 Bà Shakuntala Devi.
Khả năng tính toán của bà được phát hiện năm bà 3 tuổi. Tuy học vấn chỉ ở mức bình thường nhưng tên tuổi của bà đối với những con số là lẫy lừng. Với tài năng tính toán thiên phú, bà cứ tưởng rằng việc giỏi những con số là chuyện đương nhiên nhưng khi lớn lên, bà hiểu rằng không phải ai cũng giỏi như bà.
Bà từng nói: “Tôi tin rằng những thành tích của loài người là quan trọng nhất, điều đó chứng tỏ con người vẫn còn siêu việt hơn máy móc. Thế giới còn chưa hiểu hết được khả năng của trí tuệ con người, nó vô cùng, tôi đã chứng tỏ cái khả năng ấy”.
Thiên tài học từ khi nào?
Ella May Thornton (1885 – 1971), một cựu thủ thư của thư viện bang Georgia, Mỹ, đã đặt ra một câu hỏi lớn sau khi nghiên cứu về chú Tom mù: “Một câu được đặt ra để hỏi các nhà tâm lý học, các nhà vật lý học, các nhà khoa học cùng các chuyên gia về âm nhạc có thẩm quyền có thể giải thích về trường hợp của chú Tom không? Sau một thời gian nghiên cứu tôi đã không tìm được câu trả lời. Chỉ có thể giải thích được đó là luân hồi và người ta đã kết luận rằng ở một thời điểm nào đó, ở một nơi nào đó, ở một kiếp nào đó chú Tom đã là một nhạc sĩ siêu đẳng”.
Sự hiện diện của chú mù Tom ở Âu Mỹ trong giai đoạn cuối cùng của chế độ nô lệ da đen ở Mỹ đã có một ý nghĩa đặc biệt. Một người da đen thất học đã làm nên sự nghiệp vĩ đại mà một người da trắng dù tài giỏi đến mấy cũng không làm được. Phải chăng tài năng này chú đã có từ kiếp trước? Nhiều giáo sư thời bấy giờ cho rằng đó là nhờ sự luân hồi.
Một trường hợp tương tự là bà xơ Teresa, một tu sĩ Ki-tô giáo, giáo sư mỹ thuật tại Chủng viện Brooklyn, có mặt trong một buổi thuyết trình về luân hồi của Hội Thanalogy Foundation tại đại học Columbia. Bà đã có những nét vẽ điêu luyện mà chính bà cũng phải thừa nhận do tiền kiếp mà có.
Theo Công Lý