Trong thời gian Chiến tranh thế giới 2, những phụ nữ ở Bletchley Park (tiền thân của cơ quan tình báo tín hiệu) đã sử dụng máy tính điện tử (tiền thân của máy vi tính ngày nay) để phá mật mã liên lạc của Hitler với các lãnh đạo, tướng lĩnh cấp cao.
Những nữ nhân viên phá mã ở Bletchley Park đã sử dụng máy tính đầu tiên trên thế giới có tên Colossus tại trụ sở ở Buckinghamshire. Chiếc máy tính này đã góp công lớn trong việc khiến Đức quốc xã sụp đổ.
Hầu hết những bóng hồng đóng góp rất lớn trong việc khiến Đức quốc xã sụp đổ mất liên lạc với nhau kể từ sau khi chiến tranh kết thúc.
|
Những nữ nhân viên tình báo làm nhiệm vụ phá mã thông điệp của Đức quốc xã trong thời gian Chiến tranh thế giới 2. |
Máy tính Colossus được kỹ sư người Anh Tommy Flowers thiết kế, lập trình nhằm tăng tốc độ giải mã các thuật toán mật của Lorenz. Ông Tommy đã mất 6 tháng để hoàn thành cỗ máy của mình, với sự giúp đỡ của các nhà toán học cùng đội giải mã của cơ quan phá mã Bletchley Park. Ông cũng bắt đầu viết các chương trình đầu tiên để giải mã các thuật toán mật của Lorenz vào cuối năm 1942.
Đến cuối Chiến tranh thế giới 2, Anh có 10 máy tính Colossus. Với việc cho ra đời những cỗ máy đặc biệt đó, chúng đã góp phần đưa cuộc chiến tranh khốc liệt này đi đến hồi kết.
Colossus là máy tính điện tử đầu tiên trên thế giới nhưng tin tức về sự tồn tại của nó đã được giữ bí mật trong 30 năm vì khả năng phá mã của nó khá nhạy cảm. Cỗ máy tính này rất lớn: cao 2,1m, cao 5,2m, trọng lượng nặng 1 tấn. Cỗ máy tính này có khả năng đọc, phân tích 5.000 ký tự mỗi giây, nhanh hơn so với bất cứ cỗ máy nào được sản xuất trong thời gian đó.
Nó thường mất vài phút để có thể phá mã thành công thông điệp được mã hóa của Đức quốc xã. Chính vì vậy, nó cho phép quân đồng minh nhanh chóng tìm ra phương pháp để giải cứu nước Anh, chiếm lại châu Âu và ngăn chặn các hoạt động của trùm phát xít Hitler. Theo một số tài liệu, các nước Đồng minh có thể đã phá được mã của Đức quốc xã trước khi chúng được gửi đến cho lãnh đạo cấp cao.
|
Anh đã phá được hàng chục triệu mật mã của Đức quốc xã, khiến quân đồng minh có những quyết sách chính xác để tiêu diệt phát xít Đức. |
Đến cuối Chiến tranh thế giới 2, 63 triệu mật mã được mã hóa ở mức độ cao đã được 550 nhân viên giải mã bẻ mã thành công.
Chính quyền Anh xem bí mật của cỗ máy tính Colossus nhạy cảm đến mức ngay sau khi đưa Colossus ra khỏi danh sách các bí mật chiến tranh, họ cũng không muốn bất cứ chuyên gia, cá nhân, tổ chức nào "khám nghiệm" nó. Đến đầu 1980, chính phủ Anh đã quyết định phá hủy tất cả 10 chiếc máy Colossus. Sau đó, đến năm 1994, kỹ sư Tommy Flowers và một nhóm các nhà nghiên cứu khác đã xây dựng lại một phiên bản máy tính Colossus mới chính xác như từ hồi Chiến tranh thế giới 2. Hiện, cỗ máy đó được bảo quản, trưng bày tại bảo tàng Bletchley Park ở Anh.
Tâm Anh (theo DM, Acsa)