Chiến trường CTTG2 hé lộ chiến thuật bí mật của quân Đức

Google News

(Kiến Thức) - Theo kết quả nghiên cứu mới, khu vực chiến trường hồi Chiến tranh thế giới 2 hé lộ về công tác hậu cần của quân Đức.

Giáo sư David Passmore công tác tại Đại học Toronto ở Mississauga là trưởng nhóm nghiên cứu công trình trên. Ông Passmore chuyên về lĩnh vực khảo cổ học các tranh chấp, chiến trường và xung đột trong xã hội loài người.
"Mặc dù lịch sử Chiến tranh thế giới thứ hai được ghi nhận rộng rãi và sâu rộng nhưng khảo cổ học về Chiến tranh thế giới 2 mới bắt đầu được nghiên cứu chính thức", giáo Passmore cho biết.
Rất nhiều nghiên cứu về các công sự ven biển, những chiến trường lớn và cuộc đổ bộ D-Day nhưng giáo sư Passmore không thể tìm thấy bất kỳ tài liệu nào về cuộc xung đột ở các khu rừng ở châu Âu.
Chien truong CTTG2 he lo chien thuat bi mat cua quan Duc
Một hố cá nhân của quân đội Mỹ ở gần Foy, rừng Ardennes ở Bỉ có từ hồi trận chiến Bulge năm 1944.
Chính vì vậy, giáo sư Passmore và các đồng nghiệp đã tiến hành một cuộc khảo sát khảo cổ học về chiến trường Chiến tranh thế giới 2 từ tháng 6/1944 - tháng 2/1945. Đặc biệt, nhóm nghiên tập trung vào khu vực chiến trường ở phía tây bắc Pháp, rừng Ardennes ở Bỉ, Luxembourg, Đức, rừng Hürtgenwald và Reichswald của miền tây nước Đức cũng như cánh rừng ở xung quanh khu vực Arnhem (Hà Lan).
Tại đó, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy những bằng chứng về các hố bom, hố cá nhân, chiến hào cũng như các kho hậu cần của quân Đức. Những kho hậu cần của phát xít Đức phát hiện tại những chiến trường trên sẽ cung cấp một bức tranh chính xác về việc quân đội Đức thành lập mạng lưới hậu cần cho quân đội ở đâu và như thế nào trước khi diễn ra cuộc đổ bộ lên bãi biển Normandy của quân Đồng minh cũng như các kho hậu cần đó bị phá hủy thế nào.
Khi tiến hành nghiên cứu tại những chiến trường khốc liệt nhất, giáo sư Passmore cho biết: "Khi bạn đứng bên cạnh hố bom hay trong các hố chiến đấu cá nhân thì sẽ biết được những người lính từng làm nhiệm vụ tại vị trí đó đã ở trạng thái căng thẳng nhất".
Tâm Anh (theo LS)