Transnistria là dải đất nhỏ nằm lọt giữa Moldova và Ukraine, mảnh đất ấy là quê hương của hơn 500.000 người và có một chính phủ nghị viện riêng, một quân đội riêng và một đồng tiền riêng.
Mảnh đất này có toàn bộ những thành tố của một quốc gia độc lập – nhưng “quốc gia” này không độc lập.
|
Có thể thấy những khẩu hiệu thời Xô Viết thế này khắp nơi ở Transnistria. Trong ảnh là khẩu hiệu: "Cám ơn các bạn đã cho chúng ta bầu trời hoà bình". |
Vùng đất Transnistria tuyên bố độc lập và tách khỏi Moldova vào năm 1990, và sau đó 2 năm một cuộc chiến tranh nổ ra. Transnistria có quốc kỳ và thậm chí là quốc huy riêng, nhưng bạn sẽ khó có thể tìm được tấm bản đồ nào in riêng hình “quốc gia” này, và không một thành viên nào trong Liên hợp quốc công nhận sự hiện diện của Transnistria.
“Đó thực sự là một bi kịch”, Justin Bartion nói. Anh là nhiếp ảnh gia người Anh đã tới thăm vùng đất này để thực hiện bộ ảnh The Transnistrian Patriot(Những con người Transnistria yêu nước).
“Có nhiều người rất yêu nước ở đây, và cũng có những người khác đang mắc kẹt trong nghịch lý ấy. Họ đang bị cô lập khủng khiếp”, anh cho hay. Mọi chuyện bắt đầu từ năm 1990, khi Moldova tuyên bố tách ra khỏi Liên Xô.
Transnistria là nơi cư trú của rất nhiều người Nga, cũng như những người nói tiếng Nga, và họ cảm thấy bị cô lập về mặt văn hóa và chính trị trong quốc gia Moldova mới này. Họ tuyên bố độc lập, hy vọng thành lập một nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa và muốn được tiếp tục là một phần của Liên Xô.
Một cuộc chiến tranh nổ ra, và sau một hiệp định ngừng bắn được ký kết sau đó hơn 4 tháng. Liên Xô đã tan rã ở thời điểm ấy, và cuộc xung đột này chưa bao giờ được giải quyết mặc dù Moldova đã cho phép Transnistria hưởng quyền tự trị.
Lá cờ của Transnistria vẫn có biểu tượng búa liềm và thường xuyên bay bên cạnh lá cờ của Nga. Đồng rúp Transnistriađược in chân dung của những người Nga nổi tiếng, ví dụ như tướng Alexander Suvorov hay nữ hoàng Ekaterina đại đế.
Một bức tượng lớn của Lenin vẫn đứng ở cổng vào của tòa nhà Xô-viết Tối cao. Những tấm chân dung của Stalin và Putin phổ biến như chân dung của tổng thống Transnistria, Yevgeny Shevchuk.
Nga cung cấp khí đốt miễn phí cho Transnistria, cũng như bổ sung quỹ lương hưu cho người dân ở “quốc gia” này. Ngoài ra, tại Transnistria còn có 1.000 quân nhân Nga làm nhiệm vụ giám sát thỏa thuận ngừng bắn ở đây.
Tuy nhiên, Nga vẫn chưa chính thức công nhận “quốc gia”ly khai này và dường như cũng không có ý định đó, và đương nhiên Moldova cũng không muốn công nhận nền độc lập của Transnistria. “Mặc dù Transnistria tuyên bố độc lập, nhưng “quốc gia” này không thể có được độc lập, trừ khi Moldova công nhận điều này – một kịch bản rất khó xảy ra”, Thomas de Waal, một nhà báo và một chuyên gia về Đông Âu, nhận định.
“Trong tương lai dường như hiện trạng của Transnistria chỉ có thể diễn tiến theo hai hướng – một “quốc gia trong bóng tối” với địa vị không được công nhận, hoặc một thỏa thuận liên minh với Moldova”.
Nhiếp ảnh gia Barton bắt đầu cảm thấy hứng thú với Transnistria vào năm 2014, khi anh đang làm việc tại Ukraine. Lúc ấy, anh nghe nói rằng Transnistria đang sản xuất những đồng tiền xu bằng chất dẻo mới nhiều màu sắc và hình dạng khác nhau.
Barton bắt đầu đọc tất cả những thứ liên quan tới Transnistria và quyết tâm đặt chân tới thăm đất nước này để chụp những cư dân của nó. Phải mất một tháng, KGB (Ủy ban An ninh Quốc gia) của Transnistria, mới cho phép Barton thực hiện dự định này, bao gồm cả việc chụp những lãnh đạo cao cấp của Transnistria. Người vợ Nga của Barton đã trợ giúp cho anh rất nhiều.
Anh dành tổng cộng hơn hai tuần ở Transnistria trong hai lần đến thăm đất nước này. Rất nhiều người Barton chụp là những người cực kỳ yêu nước. Ở Tiraspol, Barton tìm thấy một cửa hàng đồ mỹ ký nhỏ do Natalia Yefremova làm chủ, cửa hàng ấy bán những bức tượng bán thân của Stalin và Putin.
Barton cũng chụp ảnh Igor Nebeygolova, đại tá KGB và chỉ huy trung đoàn Cossack. Trong văn phòng của Igor Nebeygolova, Barton kể lại, anh nhìn thấy nhữnglá cờ lớn của nước Nga Sa hoàng, của Liên bang Xô-viết và củaTransnistria.
Barton chụp khoảng 20 người tất cả, và anh thích chụp với khung hình thật rộng để khắc họa nhiều hơn về những con người và cả khung cảnh chung quanh họ. Toàn bộ bộ ảnh của Barton chứa đựng một nỗi buồn man mác.
Không quốc tịch là tình trạng chẳng hề dễ chịu một chút nào, và không phải tất cả người dân Transnistria đều lạc quan về tương lai của đất nước mình. Anastasia Spatar, một cô gái 23 tuổi, nói rằng cô chưa bao giờ ra khỏi Transnistria, và khi được Barton hỏi về quê hương của mình, cô không giấu được nỗi buồn. “[Cô ấy nói] cô ấy có thể bật khóc”, anh kể lại.
Barton tìm thấy những trải nghiệm chưa bao giờ có ở Transnistria, một “quốc gia” không “tồn tại”. Anh kể lại một cuộc trò chuyện với một người dân ở Transnistria – “Chào mừng đến không đâu cả”, ông ta nói với Barton.
Mời quý độc giả xem video Căn cứ quân sự của Nga ở Bắc cực(nguồn Youtube):
Theo VTC News