Tục tắm cho rắn hổ mang bằng... sữa
Đến mùa lễ hội ở ngôi đền tại Amritsar, bang Punjab, miền bắc Ấn Độ, hàng trăm tín đồ lại kéo về đây hành lễ. Khi những người biểu diễn rắn nắm chặt thân mình của hổ mang chúa, các tín đồ liền tới tấp tưới sữa bò khắp người chúng, rồi dâng hoa tươi để thần rắn hưởng dùng. Tục lệ tắm sữa cho rắn hổ mang được duy trì lâu đời tại đây vì những con hổ mang chúa chiếm vị trí cực linh thiêng trong mùa lễ hội Nag-Panchami.
|
Một con hổ mang đang được tắm sữa bò. |
Vào ngày chính lễ, từng đoàn người thức dậy từ tờ mờ sáng, dập dìu ra sông tắm rửa để “tẩy uế” bụi trần trước khi tiến hành nghi thức tắm sữa cho rắn. Riêng những người biểu diễn sẽ mang con vật linh thiêng tới từng nhà chúc phúc.
Theo quan niệm của đạo Hindu, được tận mắt chứng kiến rắn hổ mang bành là một điều may mắn và dấu hiệu cho thấy tương lai hạnh phúc, ăm ắp tiền tài. Do vậy, đều đặn hàng năm, rất đông tín đồ đạo Hindu kéo tới ngôi đền linh thiêng này hành lễ. Riêng những người biểu diễn rắn thì nhân cơ hội này để kiếm thêm chút đỉnh, trang trải cuộc sống.
|
Các tín đồ Hindu đang hào hứng thực hiện nghi thức tắm sữa độc đáo này. |
Tuy nhiên, theo các nhà bảo vệ động vật, rắn là loài ăn thịt, thức ăn chủ yếu là chuột đồng, các loại chim, ếch và thằn lằn. Riêng sữa bò mà người người chen nhau tắm đẫm cho rắn không được liệt vào danh sách các món ăn “hợp gu" của loài vật này. Vì vậy, vào mỗi mùa lễ hội lại có tới hàng trăm con rắn bị chết bởi mất nước hoặc quá dị ứng với sữa
Tục thổi kèn thôi miên rắn
Cũng ở đất nước Ấn Độ, trong một bộ tộc ở phía Nam bang Gujarat, có một tục lệ vô cùng đặc biệt là tục thôi miên rắn. Tục này được truyền dạy cho hầu hết các cư dân trong bộ tộc từ năm 2 tuổi. Những người đàn ông, thậm chí là trẻ con đều được học cách giao tiếp kì lạ với rắn độc.
|
Những người phụ nữ nơi đây cũng không sợ rắn.
|
Khi tiến hành nghi lễ, thường những người đàn ông để con rắn vào trong
chiếc giỏ nhỏ hình tròn được kết bằng các nguyên liệu tự nhiên. Họ coi
con rắn giống như vật thần thánh của mình và bắt đầu tiến hành thổi cho
chúng nghe bằng loại nhạc cụ đặc biệt-đó là một chiếu khèn. Để được coi
là thành công và có khả năng điều khiển con rắn biểu hiện rõ rệt nhất đó
là những con rắn phải lắc lư theo tiếng khèn của người thổi.
|
Tục lệ độc đáo thổi kèn cho rắn. |
Trong tự nhiên, hầu hết các loài rắn đều khá nhút nhát và chúng tấn công giống như một bản năng để bảo vệ chính mình.
Tục thôi miên rắn được thực hiện dựa trên nhiều yếu tố rất khắt khe như cách ngồi tạo khoảng cách với con rắn như thế nào cho phù hợp. Những kinh nghiệm này được truyền dạy từ đời này qua đời khác và mỗi người đều có nghệ thuật thôi miên riêng để không bị những chú rắn độc đó tấn công.
Một số ý kiến cho rằng, thôi miên rắn tức là phương pháp gây nghiện cho rắn nhưng nó thường rất hiếm.
Mai táng cùng rắn độc
Một bộ phận những người Khmer theo dòng Phật giáo Nam tông có tục lệ lạ là khi chết, trong áo quan của người xấu số không thể thiếu sự hiện diện của… rắn độc. Họ quan niệm rằng, nếu khi chết đi, được chôn cất cùng một con rắn độc thì linh hồn người chết sẽ được bảo vệ, được che chở trước những thế lực tà đạo.
Không những vậy, người Khmer cũng quan niệm rằng, rắn độc là một loài vô cùng có ích và thân thiện bởi thực tế, rắn thần Naga 9 đầu chính là linh vật được thờ cúng rộng rãi nhất của những cư dân ở đây.
|
Những ngôi mộ có chôn rắn độc bên cạnh. |
Nói về phong tục mai táng của dân tộc mình, nhà sư Quo Xa Toa sống hơn 30 năm ở chùa Thác Rác ở ấp Bến Cừ, xã Ninh Điền (Châu Thành, Tây Ninh) cho biết: “Trong quan niệm của người Khmer chúng tôi, rắn thần Naga 9 đầu chính là rắn hổ mang chúa và hàng trăm con của Naga chính là thần hộ mệnh để bảo vệ loài người trước những hiểm họa, ngay cả khi người đó đã về thế giới bên kia.
Vì vậy, bất kỳ ai theo đạo Nam tông ở đây chẳng may chết đi, trước khi an táng sẽ được đặt cùng một con rắn độc, có thể là hổ mang, hổ mây, hổ hoành, hổ hèo...
Theo đó, khi gia đình nào có người thân về bên kia thế giới, họ phải tìm kiếm một con rắn càng độc, càng lớn càng tốt. Khi có rắn rồi, họ phải nhờ các nhà sư trong chùa đến làm lễ, cầu nguyện và giết chết con rắn đó, lấy máu của nó nhỏ vào vách gỗ của chiếc quách chứa tử thi.
Sau khi làm lễ nhập quan cho người quá cố xong, mọi người mới cẩn thận đặt con rắn như một tấm bùa hộ mệnh bên cạnh. Con rắn quấn trong một lớp vải màu đỏ. Khi tất cả những nghi lễ đó xong xuôi thì người chết mới được mang đi chôn cất”.
Theo quan niệm của những người Khmer sống ở đất này thì nếu người nào khi chết được chôn theo rắn độc thì linh hồn người đó sẽ gặp những điều may mắn, sang thế giới bên kia sẽ an nhàn vì có thần rắn bảo vệ.
TIN BÀI LIÊN QUAN:
BÀI ĐANG ĐỌC NHIỀU:
Phạm Thủy (tổng hợp)