Sức mạnh quân sự
Mông Cổ là một trong những đế chế hùng mạnh nhất lịch sử.
Đế chế Mông Cổ được Thành Cát Tư Hãn - nhà lãnh đạo tài năng, xuất sắc đã dẫn dắt những chiến binh thảo nguyên từng bước trở thành đế chế hùng mạnh. Mặc dù nhiều cường quốc gặp vấn đề trong việc thực hiện các cuộc xâm lược vào mùa đông nhưng ngựa chiến của đội quân Mông Cổ có thể di chuyển qua các dòng sông băng mà không cần cầu đường.
Quân đội Mông Cổ có thể tác chiến hiệu quả ở những vùng đất lạnh giá như Siberia cũng như vùng đất nóng bức Arabia. Ngựa chiến đóng vai trò quan trọng trong các cuộc chinh chiến của Mông Cổ.
Xây dựng đế chế vững chắc
Mông Cổ đã xây dựng một đế chế vững chắc, hệ thống tổ chức quản lý chặt chẽ. Họ là những kỹ sư bậc thầy khi biết cách học hỏi, tận dụng những công nghệ tiên tiến mà con người phát minh tra. Đây là một trong những lợi thế của đế chế Mông Cổ so với các đối thủ khác khi biết nắm bắt những tiến bộ kỹ thuật của nền văn văn minh khác áp dụng vào đế chế của họ.
Tại Mông Cổ, những người Kitô giáo, Hồi giáo, Nho giáo, Phật giáo... đều được đối xử bình đẳng. Do không có sự phân biệt đối xử các tôn giáo nên Mông Cổ từng bước phát triển hơn so với các quốc gia khác.
Người Mông Cổ cũng vô cùng sáng tạo và biết tận dụng triệt để điểm yếu của kẻ thù để tấn công. Theo đó, Mông Cổ sử dụng máy bắn đá có nguồn gốc từ châu Âu để tấn công Trung Quốc và dùng nỏ, thuốc súng học hỏi của Trung Quốc dùng trong cuộc xâm chiếm, bình định lãnh thổ ở Trung Đông. Tuy nhiên, thay vì lấy đá dùng cho những máy bắn đá thì người Mông Cổ lại chặt hạ những cây lớn sau đó ngâm chúng trong nước để những khúc gỗ đó hoạt động hiệu quả hơn so với đá. Với những sáng tạo đó, đội quân Mông Cổ có lợi thế trên chiến trường hơn.
Thành Cát Tư Hãn đã đưa hệ thống chữ viết vào xã hội Mông Cổ. Mông Cổ cũng xây dựng một hệ thống bưu chính ngoạn mục ở khu vực Eurasia gọi là Yam (có nghĩa là tuyến đường). Thêm vào đó, Mông Cổ có nền kinh tế phát triển, giao thương với hầu hết các quốc gia và từng bước tạo ra tiền giấy.
Tâm Anh (theo BI)