Giải mã sức mê hoặc lạ lùng của Hitler

Google News

(Kiến Thức) - Thực tế, Hitler từng được rất nhiều người dân Đức trong những năm trước Thế chiến II tôn sùng. Điều gì tạo nên sức mê hoặc lạ lùng của Hitler? 

Trên thực tế, Hitler từng được rất nhiều người dân Đức trong những năm trước Thế chiến II tôn sùng. Điều gì tạo nên sức mê hoặc lạ lùng của Hitler
Tài hùng biện
Giáo sư Bruce Loebs, người đã giảng dạy môn học về tài hùng biện của Hitler và Churchill trong 46 năm qua tại Đại học bang Idaho nói rằng chính là tài hùng biện đã giúp Hitler tăng cường uy tín. Giáo sư Loebs nói: “Ông ta đã học được cách làm thế nào để trở thành một diễn giả có sức lôi cuốn, và mọi người, bằng nhiều lý do đã bắt đầu hâm mộ Hitler”.
Giai ma suc me hoac la lung cua Hitler
Hitler từng được rất nhiều người Đức tôn sùng. 
Trong hơn 5.000 bài phát biểu có sức thuyết phục, lãnh đạo Đức Quốc xã Adolf Hitler đã làm say mê người nghe của mình và hứa hẹn rằng đế chế của ông ta sẽ ngự trị trong 1.000 năm.
Bên cạnh đó, cũng phải nói rằng Hitler dường như luôn có câu trả lời đúng trong thời gian kinh tế Đức có nhiều biến động. Bị ảnh hưởng vì phải bồi thường một khoản chiến phí lớn sau Thế chiến I trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu ngày càng suy thoái, môi trường kinh tế nước Đức đã tạo cơ hội cho Hitler phát triển trong những năm 1930.
Giai ma suc me hoac la lung cua Hitler-Hinh-2
 Quốc hội Đức những năm 1930.
Hitler đã lợi dụng sự bất mãn ấp ủ trong dân chúng để đặt mình vào vị trí hàng đầu của một nhóm những nhà chính trị cơ hội – Đảng Công nhân xã hội chủ nghĩa quốc gia Đức.
Trước khi Đức Quốc xã trở nên tiếng tăm trên vũ đài chính trị thế giới, Đảng của Hitler không được ai biết tới với một chiến thắng tầm thường 3% số phiếu trong cuộc bầu cử năm 1924 của Đức.
Giáo sư Loebs nói: “Khi Hitler quyết định cạnh tranh trong Reichstag – Quốc hội Đức, ông biết điều đó có nghĩa là mình phải mang đến các bài phát biểu và phải nói chuyện với càng nhiều người càng tốt để thu được phiếu bầu”.
8 năm sau, Đảng Quốc xã là đảng lớn nhất trong Reichstag. Vào năm 1934, Hitler và chương trình nghị sự đáng sợ của ông đã dẫn đầu Chính phủ Đức.
Nói về các bài phát biểu của Hitler, Joseph Goebbels – Bộ trưởng Tuyên truyền của Đức Quốc xã đã viết trong nhật ký của mình rằng Hitler được biết đến là người tự viết bài phát biểu và chỉnh sửa đến 5 lần trước khi đọc. Còn nhà sử học Ian Kershaw người Anh thì cho biết: “Ông ta làm việc khuya vào ban đêm, một số buổi tối chạy thể dục, có 3 thư ký chỉnh chính tả thẳng vào máy chữ trước khi cẩn thận điều chỉnh dự thảo”.
Giai ma suc me hoac la lung cua Hitler-Hinh-3
 Hitler tự viết dự thảo các bài phát biểu.
Giáo sư Loebs cho rằng: “Hitler chỉ đơn giản là không muốn dựa vào bất cứ ai để viết bài phát biểu của mình. Đối với Adolf Hilter, nói trước công chúng là rất quan trọng và ông ta không tin tưởng bất cứ ai để giao việc soạn thảo bài phát biểu cho mình”.
Giọng nói có sức thôi miên?
Trong cuốn sách của Ron Rosenbaum mang tựa đề “Giải thích về Hitler”, tiểu thuyết gia này mô tả giọng nói của Hitler có sức áp đảo mạnh mẽ và có thể “thôi miên”. Một người có tên Steiner nói với nhà văn Rosenbaum: "Tôi sinh ra năm 1929, do đó, từ năm 1933 tôi có những kỷ niệm đầu tiên về việc ngồi trong bếp nghe giọng của Hitler trên đài phát thanh. Trong tiếng Đức, Hitler đã biểu diễn một quyền lực từ ngữ - một cách có lẽ là một chút đặc thù của người Đức".
Nhà tâm lý học Henry Murray của Mỹ cũng mô tả sự hiện diện của Hitler như có sức "thôi miên" trong báo cáo về “tính cách của Hitler” mà ông gửi cho cơ quan tình báo Mỹ năm 1943.
Giai ma suc me hoac la lung cua Hitler-Hinh-4
 Hitler đứng trước gương luyện tập bài phát biểu.
Không chỉ có vậy, Hitler còn rất chú trọng sử dụng ngôn ngữ cơ thể để biểu đạt. Heinrich Hoffman, nhiếp ảnh gia riêng của Hitler, người đã chụp 2 triệu bức ảnh về nhà lãnh đạo Đức quốc xã này kể rằng: Năm 1925, ông ta đã mang một số bức ảnh chụp nét mặt và cử chỉ của Hitler khi ông đang luyện tập phát biểu trước một cái gương. Sau khi xem các bức ảnh, Hitler bảo ông hủy chúng đi. Nhưng Hoffman đã bí mật lưu giữ và 30 năm sau xuất bản chúng trong hồi ký của mình. Qua đó cho thấy rằng Hitler đã vô cùng chú trọng vào việc truyền tải thông điệp của mình tới công chúng thông qua cả cử chỉ, giọng nói và ngôn ngữ trau chuốt. Có lẽ chính những điều đó đã giúp ông ta được nhiều người Đức thời đó tôn sùng.
Khánh Nam