Phong tục rùng rợn trên có từ khi bộ tộc này sống từ hàng ngàn năm trước. Cho đến ngày nay, bộ tộc Deni ở Indonesia vẫn lưu giữ nhiều tập tục truyền thống. Cuộc sống của họ giống như bộ tộc đồ đá. Phụ nữ Dani chịu rất nhiều thiệt thòi, hy sinh to lớn. Họ phải chăm sóc mái ấm gia đình như sinh con, đẻ cái, coi sóc công việc nhà, trong khi nam giới chỉ có nhiệm vụ đi săn bắn, vui chơi, nhảy múa từ ngày này sang ngày khác.
Đối với bộ tộc Dani, khi có người qua đời, phụ nữ không những phải chịu nỗi đau mất mát về tinh thần mà còn chịu sự đau đớn thể xác tột cùng. Khi gia đình có người chết, họ sẽ phải đi vào rừng, rồi dùng rìu chặt đứt một đốt ngón tay của mình. Thỉnh thoảng, người Dani dùng những hòn đá có cạnh sắc để cắt đứt đốt ngón tay. Hành động đó khiến phụ nữ phải chịu sự đau đớn khủng khiếp hơn về mặt thể xác bởi lẽ nhiều khi các viên đá không đủ sắc, dẫn đến việc chặt đứt đốt ngón tay trở nên khó khăn hơn. Không những vậy, nó có thể khiến ngón tay của họ nát.
Sau khi dùng rìu hoặc đá để chặt đứt một đốt ngón tay, phụ nữ bộ tộc Dani sẽ dùng một loại lá cây rừng để cầm máu. Do không được xử lý một cách bài bản, những vết thương có thể bị nhiễm trùng và tồi tệ hơn.
|
Phụ nữ Dani với đốt ngón tay bị chặt đứt một phần.
|
Do tập tục chặt đứt đốt ngón tay khi có người thân qua đời có từ hàng ngàn năm trước và tồn tại cho đến ngày nay nên phụ nữ bộ tộc Dani vẫn phải tuân thủ tập tục rùng rợn trên. Trong suốt khoảng thời gian dài đó, tù trưởng và các chức sắc trong bộ tộc đều không có ý định hủy bỏ, vì vậy, người ta gọi bộ tộc Dani là những cư dân thời đồ đá sống trong thế giới hiện đại.
Bên cạnh hủ tục chặt đứt đốt ngón tay khi có người thân trong gia đình qua đời, phụ nữ Dani thời xưa còn phải chịu cảnh đau đớn hơn đó là cắt một bên tai. Chưa dừng lại ở đó, trong thời gian diễn ra nghi thức ma chay, họ phải lấy bùn trát lên người, khuôn mặt để tiễn đưa người quá cố về nơi an nghỉ.
|
Hình ảnh đôi tay không còn nguyên vẹn của người phụ nữ cao tuổi ở bộ tộc Dani do thực hiện tập tục ma chay.
|
Một trong những phụ nữ Dani chỉ còn 4 ngón tay lành lặn là bà Mereka. Bà đã phải chịu nỗi đau mất mát người thân to lớn cũng như nỗi đau thể xác khi phải chặt dần từng đốt ngón tay. Họ phải chịu đựng nỗi đau đó một mình cũng như làm theo tập tục của người Dani một cách bí mật, không để người khác biết. Theo bà Mereka, nếu như người phụ nữ nào có nhiều người thân qua đời mà đã chặt hết đốt ngón tay thì họ sẽ tiếp tục phải cắt bỏ những phần cơ thể khác như vành tai, mũi… Hành động đó được cho là thể hiện tình yêu thương của họ đối với người quá cố.
Ngoài ra, bà Mereka cũng chia sẻ, dù mới phải “tự xử” một phần cơ thể vô cùng đau đớn nhưng họ không có thời gian để nghỉ ngơi, dưỡng thương. Họ vẫn phải tiếp tục công việc thường ngày như nấu nướng, chăm con, làm việc nhà…. Họ có thể chịu đựng được nỗi đau thể xác hãi hùng đó vì cho rằng, không có sự đau đớn lớn nào sánh bằng việc mất đi thành viên trong gia đình.
|
Xác ướp một trong những tù trưởng bộ tộc Dani.
|
Bên cạnh tập tục độc đáo trên, người Dani còn ướp xác tù trưởng bằng cách hun khói từ 1-3 tháng. Khi đó, thi hài vị tù trưởng sẽ có màu đen bóng. Người kế vị chức tù trưởng sẽ làm điều đó. Mục đích của hành động này là tưởng nhớ những việc làm, công lao mà tù trưởng quá cố đã làm cho bộ tộc, đồng thời giúp bảo vệ hinh hồn và cầu may mắn đối với những người ở lại. Tuy nhiên, không phải tộc trưởng nào cũng được ướp xác theo phương pháp trên. Chỉ có những người có công lao to lớn và được các chức sắc trong bộ tộc nhất trí làm điều đó trước khi ông qua đời thì mới được bảo quản thi hài vĩnh viễn.
Tâm Anh (theo Wiki, Bakubo, Moreindonesia)