Một số sử gia cho rằng nguồn nước nhiễm độc chì ở xã hội La Mã cổ đại đã gây ra một số bệnh như bệnh gút (gout). Nó đã khiến đế chế hùng mạnh một thời này dần dần suy yếu và sụp đổ.
Gần đây, một nhóm nghiên cứu, chuyên gia khoa học đã tìm hiểu nguồn nước của người La Mã bị nhiễm độc chì như thế nào. Kết quả nghiên cứu mới trên được công bố trong bản báo cáo của Viện hàn lâm khoa học.
Các chuyên gia từng đau đầu không biết lý do vì sao mà hệ thống cống dẫn nước trọng lực của người La Mã dẫn tới các nhà tắm công cộng khiến cho sức khỏe người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, giới chuyên gia đã phát hiện có sự lắng đọng trầm tích ở hải cảng Portus. Nơi đây từng là một trong những địa điểm tập trung rất đông người dân sinh sống trong thời cổ đại cũng như giai đoạn đầu của
thời Trung Cổ.
|
Ống dẫn nước La Mã thời cổ đại. |
Nhóm nghiên cứu đã phân tích lớp trầm tích lấy từ hạ lưu hải cảng Portus đến Rome và trầm tích tại một kênh thông với sông Tiber. Các nhà nghiên cứu so sánh các đồng vị chì có trong hai mẫu trầm tích trên và phát hiện ra lịch sử nhiễm độc chì ở La Mã.
Hàm lượng chì trong trầm tích lắng đọng lấy từ hải cảng Portus được cho là có mối liên hệ với lịch sử một số cuộc đấu tranh giành quyền kiểm soát hải cảng, trong đó có cuộc chiến giữa người Gothic với
đế chế Byzantine (năm 536 - 552). Cuộc chiến tranh giành quyền kiểm soát hải cảng Portus đã gây ra thiệt hại đáng kể cho hệ thống cống dẫn nước trọng lực ở Rome vào giữa thế kỷ 9.
Nhà nghiên cứu Kristina Killgrove thuộc ĐH West Florida không tham gia nghiên cứu này đã tiến hành kiểm tra phân tích ảnh hưởng của chì đến sức khỏe người dân La Mã thông qua việc tìm kiếm những đồng vị của chì có trong các bộ xương ở nghĩa trang cổ đại thuộc Gabii.
Nhà nghiên cứu Killgrove nhận định: "Nhiễm độc chì có thực sự gây ra sự sụp đổ của Đế chế La Mã? Có lẽ là không nhưng có thể thấy lượng chì được sản xuất ở La Mã đã tăng đáng kể trong thời cổ đại. Tuy nhiên, thông tin trên không thể đưa ra kết luận nguồn nước bị nhiễm độc chì dẫn đến toàn bộ người dân của đế chế La Lã bị đầu độc".
Tâm Anh (theo Past Horizonspr)