Quái vật biển phổ biến trong tưởng tượng con người ở thời trung cổ và
Phục Hưng. Đó là những động vật có răng dài đang chiến đấu ác liệt trên những con sóng, những con rắn dài đang quấn quanh các con tàu, những tiên chim đẹp lạ lùng. Những quái vật là chủ đề của 2 cuốn sách “Sea Monsters on Medieval and Renaissance Maps” của Chet Van Duzer, và “Sea Monsters: A Voyage around the World’s Most Beguiling Map” của Joseph Nigg.
|
Johna quăng lưới xuống biển là một hình ảnh trong tập bản đồ đầu tiên Theatrum orbis terrarum, xuất bản lần đầu năm 1570 được vẽ bởi chuyên gia vẽ bản đồ Abraham Ortelius. |
Những người thiết kế bản đồ đã vẽ quái vật biển để thu hút người xem, đồng thời muốn truyền tải rằng đó là những gì họ có thể gặp trên biển. Hầu hết các bản đồ được trang trí kiểu này không phục vụ cho người đi hàng hải mà thường được người giàu có trưng bày. Điều này không có nghĩa là những quái vật này chỉ là những "phát minh" đơn thuần để trang trí. Tác giả Chet Van Duzer đã nói rằng, “Theo quan điểm của chúng tôi, hầu hết các quái vật biển trên những bản đồ cổ này khá quái dị. Những quái vật biển này phản ánh nỗ lực của những người vẽ bản đồ đang cố gắng mô tả những con vật sống dưới biển.”
|
Một Ichthyocentaur (một phần người, cá và ngựa) chơi violon trên bản đồ Theatrum orbis terrarum của Scandinavia xuất bản năm 1573.
|
Quay trở lại với thế kỉ đầu tiên trong cuốn sách “Lịch sử tự nhiên” của Pliny the Elder có một lý thuyết là mỗi con vật trên mặt đất đều có con vật tương đương dưới biển. Vì vậy, họ cũng nghĩ có sư tử biển, lợn biển. Một số sinh vật này ngày nay có thật như sư tử biển. Thậm chí, sự tưởng tượng của người trung cổ về những quái vật biển là con lai giữa cá và các động vật được biết trên đất liền.
|
Đây là con lợn biển bị vẽ bóp méo hình dạng và trông giống con lợn sống ở Biển Bắc trên bản đồ Carta Marina xuất bản năm 1539 của Olaus Magnus. |
Tuy nhiên, một số minh họa về
quái vật gần giống với động vật thực tế nhưng bị bóp méo thành hình dạng khổng lồ. Cá voi được vẽ đầu xấu xí, giống như lai tạp giữa con sói và chim với bộ răng lớn.
|
Hai con cá voi được mô tả đang tấn công tàu biển, trong khi các thủy thủ đang đuổi chúng đi bằng cách gõ vào mạn tàu và thổi kèn trumpet. Đây là hình ảnh xuất hiện trên bản đồ Carta Marina năm 1539 và được in lại với sự cho phép của thư viện Anh và trường đại học Chicago Press. |
Những điều miêu tả về quái vật của các thủy thủ trở thành căn cứ cho văn bản lịch sử tự nhiên và là nguồn cảm hứng để vẽ nên các bản đồ kiểu này.
|
Polypus được dùng để tả nhiều động vật, từ tôm hùm, rết tới bạch tuộc. Olaus Magnus vẽ một con tôm hùm khổng lồ vào năm 1539, nhưng trong lời chú thích ông lại mô tả về một con bạch tuộc. Điều này chứng tỏ ông có sự nhầm lẫn về các con vật sống ở biển. |
|
Trước khi quái vật biển biến mất trên các hình vẽ bản đồ, chúng được vẽ chủ định lại cho mục đích chính trị. Đây là hình vua Manuel của Bồ Đào Nha cưỡi một sinh vật biển ra khỏi cực Nam của châu Phi, biểu tượng cho sự kiện Bồ Đào Nha nắm quyền kiểm soát các biển. Hình vẽ này có trên bản đồ Carta Marina xuất bản năm 1516 và được in lại với sự đồng ý của thư viện Anh và đại học Chicago Press. |
Tuy nhiên, vào cuối thế kỉ 17, quái vật biển không còn xuất hiện trên các bản đồ nữa. Người
châu Âu hiểu rằng, khoa học phát triển và ngành báo chí đã in ấn phổ biến những hình ảnh thực tế hơn.
Đàm Thị Lan (Smithsonian.com)