Phát hiện mới về cỗ máy tính cổ nhất thế giới

Google News

(Kiến Thức) - Giới nghiên cứu cho hay chiếc máy tính lâu đời nhất thế giới có từ năm 100 - 150 TCN, sớm hơn 100 năm so với suy đoán trước đây.
 

Theo các nhà nghiên cứu Argentina, căn cứ vào những mảnh vụn đồng bị hoen rỉ từ cỗ máy tính cổ Antilythera có từ năm 100 - 150 TCN, sớm hơn 100 năm so với dự đoán trước đây. Đến 1.500 năm sau, loài người mới sáng tạo ra được một chiếc máy phục vụ cho hoạt động chiêm tinh có mức độ phức tạp tương đương chiếc máy tính cổ này.
Trước đó, giới chuyên gia suy đoán, cỗ máy tính cổ trên có vào khoảng năm 250 TCN. Theo đó, cỗ máy này từng tính toán ra nhật thực sẽ xảy ra vào ngày 12/5 năm 205 TCN.
Theo kết quả nghiên cứu mới công bố, Antilythera có "tuổi thọ" lâu đời hơn so với suy đoán trước đây.
Chiếc máy tính cổ Antilythera có cơ chế hoạt động phức tạp, được sử dụng để theo dõi chu kỳ của hệ mặt trời. Năm 1990, cổ vật này được các chuyên gia phát hiện từ mảnh vỡ của xác tàu đắm La Mã ở ngoài khơi gần đảo Antikythera, Hy Lạp.
Vào năm 2008, Antilythera được cho là dùng để dự đoán nhật thực, ghi lại những sự kiện quan trọng trong lịch sử Hy Lạp cũng như đại hội thể thao Olympic. Thông qua kiểm tra cỗ máy này, các chuyên gia phát hiện ban đầu Antilythera có cả hướng dẫn sử dụng. Thiết bị này có thể theo dõi các chuyển động của sao Thủy, sao Kim, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ hay vị trí của Mặt trời, Mặt trăng.
Tâm Anh (theo DM)