Tiết lộ vụ CIA định đánh cắp tàu ngầm Liên Xô

Google News

Giữa những năm 1970, CIA đã bí mật đầu tư gần 1 tỷ USD để đánh cắp tàu ngầm của Liên Xô nhằm khám phá bí mật tên lửa. 

Năm 1974, CIA ủy nhiệm cho công ty của Howard Hughes để đóng một tàu lớn phục vụ cho việc trục vớt chiếc tàu ngầm Liên Xô bị chìm ở Thái Bình Dương năm 1968. Đây là một trong những hoạt động tình báo phức tạp và tốn kém nhất của CIA thời Chiến tranh Lạnh.
Tình báo Mỹ muốn trục vớt con tàu bị chìm vì họ hy vọng có thể kiểm tra các thiết kế của đầu đạn hạt nhân cũng như mật mã của Hải quân Liên Xô.
Tàu của Hughes đã bắt tay vào nhiệm vụ năm 1974 và đạt được phần nào kết quả nhưng sau đó nhiệm vụ bị hủy vì kế hoạch tuyệt mật đã bị lộ với báo chí. CIA sau đó đã từ chối bình luận về kế hoạch, không xác nhận cũng không phủ nhận sự liên quan đến con tàu của Hughes.
Tiet lo vu CIA dinh danh cap tau ngam Lien Xo
 Howard Hughes, người được CIA ủy nhiệm để đóng chiếc tàu 36000 tấn nhằm trục vớt tàu ngầm của Liên Xô.
Tuy nhiên, tài liệu giải mật về quan hệ đối ngoại của Hoa Kỳ trong giai đoạn 1973-1976 đã xác nhận kế hoạch này.
Theo tài liệu, một nhóm kỹ sư đã thiết kế một tàu trọng tải 36000 tấn mang tên Hughes Glomer Explorer và giao cho công ty của Howard Hughes thuộc Tổng công ty Summa thi công.
Để ngăn chặn bất kỳ sự nghi ngờ nào về việc đóng con tàu này, CIA đã tung tin rằng về mục đích đóng chiếc tàu để phục vụ việc kinh doanh riêng của Hughes là khai thác mangan từ đáy đại dương.
Nhưng dự án này đòi hỏi số tiền tới 800 triệu USD và các quan chức bắt đầu đặt câu hỏi về giá trị của các tài liệu có thể lấy được nếu vớt được tàu ngầm Liên Xô sau 6 năm nó chìm. Cuối cùng, một ủy ban đã quyết định rằng những lợi ích thu được là xứng đáng với chi phí bỏ ra. Một lí do nữa là Giám đốc CIA cũng lo ngại rằng việc hủy bỏ dự án sẽ làm cho Chính phủ mất uy tín với các nhà thầu.
Người Mỹ cũng đã tính toán đến cả việc xử lý đối với các hài cốt thủy thủ Liên Xô nếu vớt được tàu. Tài liệu được giải mật viết: “Quy định về xử lý và bố trí các bộ hài cốt thủy thủ nói chung là phù hợp với Công ước Geneva 1949. Họ sẽ được xử lý với sự tôn trọng và trở về đáy đại dương”.
Tiet lo vu CIA dinh danh cap tau ngam Lien Xo-Hinh-2
Chiếc tàu Hughes neo tại cảng Long Beach.
CIA cũng dự tính sẽ cất giữ các vật dụng cá nhân của những thủy thủ trong tàu bị chìm của Liên Xô để gửi trả thân nhân của họ như một cách xoa dịu nếu Liên Xô phát hiện hành vi trộm cắp tàu.
Về kế hoạch trục vớt tàu, trong một bản ghi chú của cố vấn Kissinger có đoạn: “Con tàu (tàu trục vớt) sẽ khởi hành từ bờ biển phía Tây vào ngày 15/6 và đến khu vực mục tiêu ngày 29/6. Tàu sẽ mất từ 21 đến 42 ngày (306 đến khoảng 20/8) để làm việc”.
Người ta dự tính khả năng thành công của dự án là 40%, một ước tính tỏ ra lạc quan so với các rủi ro và khó khăn của dự án Azorian.
Năm 1974, dự án đã có chút thành công khi gần kéo được một phần của tàu ngầm lên. Nhưng thời gian này, Tổng thống Nixon từ chức và các quan chức chưa chắc chắn liệu dự án có thể giữ được bí mật nữa không. Kissinger đã nói về mối quan tâm của ông với Tổng thống Gerald Ford: “Có rất nhiều người phải được thông báo về hoạt động bí mật, đó là nguy cơ có thể rò rỉ. Những ngày qua, họ đã tự lập biên bản để tự bảo vệ mình về Azorian. Đó là một cuộc họp chán nản. Tôi tự hỏi nếu chúng ta không có được sự lãnh đạo và thảo luận về nó, có lẽ cần một ủy ban hỗn hợp”.
Tiet lo vu CIA dinh danh cap tau ngam Lien Xo-Hinh-3
 Một tàu ngầm của Liên Xô cùng loại với chiếc mà Mỹ âm mưu trục vớt.
Gerald Ford trả lời: “Tôi đã luôn chiến đấu, nhưng có lẽ chúng ta phải làm thế. Nó sẽ phải có một nhóm chặt chẽ chứ không phải một nhóm đông người”.
Nhưng lúc đó báo chí đã biết về câu chuyện. Nhà báo Seymour Hersh của New York Times đã biết câu chuyện và CIA đã hai lần yêu cầu ông không công bố câu chuyện. Tuy vậy, cuối cùng sự vỡ lở của dự án lại không phải lỗi của New York Times.
Năm 1974, Tổng công ty Summa bị đột nhập, những tên trộm đã đánh cắp 4 hộp tài liệu và một trong số đó là dự án Azorian. Cảnh sát liên bang sau đó đã liên lạc được với 1 người tự xưng là đại diện cho người đang sở hữu của các tài liệu bị mất nhưng họ đòi 500.000 USD để đổi lấy tài liệu.
Trong khi CIA và FBI còn đang suy đoán liệu kẻ đòi tiền chuộc có thực sự sở hữu tài liệu hay không thì Los Angeles Times xuất bản 1 bài báo nói rằng: “Báo cáo lưu hành giữa các cán bộ thực thi pháp luật địa phương cho biết Howard đã ký hợp đồng với CIA để trục vớt một tàu ngầm hạt nhân Liên Xô bị chìm. Các hoạt động theo một điều tra viên đưa ra giả thiết là được thực hiện, hoặc ít nhất là cố gắng bởi phi hành đoàn của một tàu khai thác biển thuộc sở hữu của Hughes Summa Corp”.
Ngay sau đó, tin tức được các báo lớn khác như Washington Post, New York Times đặt lên trang nhất.
Trái với suy nghĩ của Mỹ, Liên Xô đã không công khai phản ứng với thông tin trên báo. Nhưng CIA không sẵn sàng để "thử thách" Liên Xô thêm nữa. Họ tin rằng Liên Xô, nhiều khả khả năng sẽ ngăn chặn hoặc phá hoại hoạt động trục vớt lần 2 của Mỹ.
Cuối cùng Kissinger nói với Tổng thống Ford rằng Liên Xô đang đóng quân tại khu vực mục tiêu và sẽ không cho phép tiến hành một vụ trục vớt thứ hai mà không phải chiến đấu. Cuối cùng kế hoạch mạo hiểm của CIA phải dừng lại mà không thu được kết quả nào.
Con tàu Hughes Glomer Explorer cuối cùng cũng được thêm thắt là một thợ khoan biển sâu theo câu chuyện hư cấu ban đầu của CIA và được bán cho một công ty tư nhân với giá 15 triệu USD trong năm 2010.
Theo Trần Vũ/Người Đưa Tin