Bridgend ở xứ Wales, Anh là nơi giam giữ tù binh Đức quốc xã từ cuối năm 1944 - 1948. Vào ngày 10/3/1945, 66 tù nhân Đức đã trốn thoát thông qua một đường hầm. Tuy nhiên, sau đó tất cả nhóm tù binh đào thoát bị quân đội Đức quốc xã bắt lại, trong đó nhóm cuối cùng bị bắt ở khu vực gần Swansea, xứ Wales.
Trong thời gian diễn ra
Chiến tranh thế giới II, tù binh Đức bị quân đội Anh bắt được và bị giam cầm tại trại giam giữ tù binh chiến tranh (POW) tại nước này. Quân đội Mỹ có một trại giam tù binh chiến tranh ở Bridgend, miền Nam xứ Wales và bắt đầu sử dụng nó từ năm 1943. Trại tù này nằm gần nhà máy sản xuất đạn. Quân đội Mỹ sử dụng nơi này để giam giữ một số lượng lớn tù binh Đức quốc xã bị bắt ở Tây Âu. Mỹ cho xây trại tù này có sức chứa lên đến 2.000 người. Nơi này đã trở thành nhà tù không chỉ giam cầm những tù binh chiến tranh cấp thấp mà còn giam giữ những tù binh là quan chức cấp cao kể từ tháng 11/1944.
Khi Chiến tranh thế giới II sắp kết thúc, các nhà chức trách ở trại giam giữ tù binh của Mỹ đã chủ quan cho rằng không tù nhân nào có ý định tẩu thoát. Bởi lẽ, khi đó, điều kiện ăn ở trong trại tập trung của Mỹ tốt hơn nhiều so với trại tập trung của Đức quốc xã. Tuy nhiên, hầu hết tù nhân Đức quốc xã cứng đầu muốn tiếp tục kề vai sát cánh, chiến đấu vì
trùm phát xít Hitler.
|
Hơn 60 tù nhân chiến tranh Đức quốc xã đã đào thoát khỏi trại tù của Mỹ ở nước Anh nhưng sau đó bị bắt trở lại.
|
Đến tháng 1/1945, quân đồng minh phát hiện một đường hầm nhưng sau đó chỉ huy trại tập trung của Mỹ cho rằng đó chỉ là đường hầm ngụy trang. Tuy nhiên, đến tháng 3/1945, Mỹ phát hiện ra đường hầm mà tù nhân dùng để đào thoát. Cụ thể, vào ngày 10/3, 66 tù nhân đã bò qua đường hầm dài 18m và đào thoát thành công ra bên ngoài.
Tuy nhiên, đến 2h30 sáng, nhân viên an ninh trại giam tù binh chiến tranh phát giác ra cuộc đào thoát đó. Binh sĩ Mỹ đã bắn hạ một tù nhân bỏ trốn và sau đó nhanh chóng bắt được 11 tù binh khác. Một số tù nhân khác còn cười đùa khi một nhân viên trại tù binh bị rơi xuống hố ở đường hầm. Bốn nhân viên giám sát trại giam trở về doanh trại trong tình trạng say rượu nên đã để lọt 4 tù binh. Bốn người này đã lợi dụng cơ hội ăn trộm một chiếc xe để tẩu thoát.
Mặc dù quân đội Mỹ nhanh chóng bắt được những tù binh bỏ trốn nhưng một số vẫn được tự do ở bên ngoài khá lâu. Cụ thể, hai tù binh đã bị một đồn cảnh sát bắt lại. Hai tù binh khác là Karl Ludwig thuộc lực lượng SS và Heinz Herzler đã leo lên một xe lửa chở hàng. Trước khi lên tàu, họ ẩn nấp trong một bụi cỏ. Trên thực tế, họ đã đi được một đoạn đường dài 13 km trước khi bị nữ cảnh sát tóm gọn.
Quân đội Mỹ đã thành lập các trạm tuần tra để bắt lại tù binh nhưng hầu hết số tù binh đào thoát thành công ở trại giam Bridgend đều có sự chuẩn bị chu đáo. Họ có cả la bàn, thực phẩm, bản đồ sao chép hệ thống các toa xe và đi theo nhóm, mỗi nhóm 3 người. Trong số những tù nhân bỏ trốn được quãng đường khá xa có hai tù nhân đến được Hampshire, cách trại giam tù binh chiến tranh của Mỹ 164 km. Ngoài ra, 4 tù binh khác đến được Birmingham nhờ chiếc xe ăn cắp. Cuối cùng, tất cả tù binh bị bắt trở lại, với người cuối cùng được tìm thấy sau khi xảy ra vụ đào thoát ngoạn mục 1 tuần. Khi đó, tù binh này ở trong tình trạng đói, mệt mỏi và ngất ở khu vực gần thung lũng Swansea.
Sau khi bị bắt lại, các tù binh chiến tranh được chuyển đến các trại giam khác. Trong đó, những tù binh là quan chức cấp cao bị giam giữ ở trại Island Farm. Nơi này bị đóng cửa vào năm 1948.
Tâm Anh (theo Knowledgenuts)