Chiều 25/4, sau 2 ngày kể từ khi ra mắt, MV Đôi Mi Em Đang U Sầu của Đông Nhi kết hợp với Wowy đã vươn lên vị trí top 1 trending YouTube Việt Nam. Cột mốc này cũng đánh dấu lần đầu tiên Đông Nhi sở hữu 1 MV top 1 trending trong sự nghiệp âm nhạc sau hơn 1 thập kỷ làm nghề.
Theo đó, Đôi Mi Em Đang U Sầu xây dựng từ huyền sử Mị Châu - Trọng Thuỷ và được Đông Nhi thực hiện thành phiên bản ngoại truyện đặc biệt.
Nếu ở phiên bản gốc, Mị Châu là một cô gái đáng thương khi bị người mình yêu lừa dối thì trong sản phẩm âm nhạc này, Mị Châu của Đông Nhi được hồi sinh bởi một nữ tộc bí ẩn.
Cụ thể trong MV, Đông Nhi và Noo Phước Thịnh trở thành kẻ thù không đội trời chung. Nhưng càng về sau, khán giả mới nhận ra cả hai trước đó từng có quan hệ tình cảm. Chính nhân vật của Noo đã kết liễu cuộc đời Đông Nhi và cô được Gil Lê giúp cho sống lại.
Tuy nhiên, phân cảnh chữ tượng hình xuất hiện trên lưng Đông Nhi lại nhận về nhiều ý kiến trái chiều. Một số người cho rằng bảng chữ cái được ekip sử dụng là không có căn cứ và chưa từng xuất hiện trong lịch sử.
Theo đó, Tôn Thất Minh Khôi - Hậu duệ Võ vương Nguyễn Phúc Khoát, vị chúa thứ 8 của triều Nguyễn (cụ thể hơn, là hậu duệ của Hoàng tử thứ 7 của Võ vương với bà Chiêu nghi Trần Thị Xạ) cho rằng: "Điều đáng tiếc lớn nhất chính là việc ekip tư vấn lại vô tình tiếp tay để quảng bá cái gọi là 'chữ Khoa Đẩu', vốn là một bảng chữ cái hoàn toàn bịa đặt, không hề có bất kì căn cứ lịch sử nào.
Các hội nhóm lịch sử từ lâu đã có nhiều bài phản biện hoàn toàn về hệ thống chữ này, nhưng khó hiểu vì sao vẫn được sử dụng".
Điều này có nghĩa, nguồn gốc của chữ Khoa Đẩu không xuất phát từ Việt Nam nhưng lại được ekip đang "lắp ráp" vào 1 MV mang tính lịch sử dân tộc?
Tuy nhiên trên các thông tin đại chúng, chữ của người Việt cổ chính là chữ Khoa Đẩu, từng chữ bốc lên như ngọn lửa, nên gọi là Hỏa tự. Sau nửa thế kỷ miệt mài tìm kiếm, nhà nghiên cứu chữ cổ Đỗ Văn Xuyền là người đầu tiên công bố đã tìm thấy chữ viết của Vua Hùng - được gọi là chữ Khoa Đẩu.
Theo ông, đây là chìa khóa để trở về giải mã những dấu vết của tổ tiên để lại, cũng là cơ hội để xóa đi nỗi xót xa của một dân tộc không chữ viết...
Ông Xuyền suy luận, chữ viết của người Việt có ngay từ khi lập quốc, ban đầu là những hình vẽ đơn sơ cho đến loại chữ Khoa Đẩu, và tới khi bị kẻ thù triệt hạ thì loại chữ ấy đã đạt đến mức độ cao về mặt khoa học, có thể đứng ngang hàng với những loại chữ tiến bộ nhất của nhân loại.
Trước đó, ekip Đông Nhi đã có những chia sẻ về ý nghĩa của những hình tượng này từ người Việt cổ.
"Người Việt cổ luôn xăm mình, cụ thể là xăm các biểu tượng hình học, hình thủy quái mô phỏng Lạc Long Quân để người cha lớn của dân tộc bảo vệ. Và chữ xăm trên lưng Đông Nhi có ý nghĩa là Hồi Sinh - hai chữ nói lên nội dung quan trọng của MV. Chữ Khoa Đẩu (chữ nòng nọc) cũng được sử dụng trong MV.
Chữ Khoa Đẩu tạm được coi như là hệ thống chữ viết thời Đông Sơn, dù chưa có sự chắc chắn. Tuy nhiên, có thể sử dụng dạng typo của ký tự này cho sản phẩm MV nếu cải biên dưới dạng Quốc ngữ".
Phân cảnh các chiến binh trong MV Đông Nhi.
Chưa hết, Alex Fox - giám đốc sáng tạo của MV Đôi Mi Em Đang U Sầu cũng đăng tải lên trang cá nhân những ý tưởng về mặt nghệ thuật trong sản phẩm vừa được ra mắt của Đông Nhi.
Từ cách phối màu triệt tiêu màu xanh lá, đến cả những dụng ý trong cách lựa chọn khung cảnh và tạo hình tượng nhân vật trong MV đều được miêu tả rất chi tiết và kỹ lưỡng.
Đây không phải là vấn đề gây tranh cãi duy nhất trong MV của Đông Nhi. Khi MV lên sóng, cư dân mạng còn phát hiện ra hàng loạt sạn.
Điển hình là phân đoạn cuối MV với hình ảnh các chiến binh Đông Nhi - Hoàng Thuỳ Linh - Minh Hằng - Mai Phương Thuý - Khả Ngân cùng vùng lên để "chiến đấu" với phe Noo Phước Thịnh khiến người xem bất giác liên tưởng đến MV Bad Blood của Taylor Swift và còn cho rằng đây là phiên bản cổ trang của MV này.
Liệu có sự học hỏi nào từ Đông sang Tây nào ở đây không vậy Đông Nhi?
Netizen liên tưởng đến MV Bad Blood của Taylor Swift.
Chữ khoa đẩu (Theo định nghĩa của Wikipedia)
Tóm lược
Đây là một loại chữ lần đầu tiên được tìm thấy vào thế kỷ 2 trong căn nhà đã sập của Khổng Tử - vị tổ của nền học thuật Nho giáo nằm trong một bản thảo chép tay. Là loại chữ có hình những con nòng nọc với đầu to và đuôi nhỏ.
Thật khó để có thể viết một dòng có chiều rộng bằng nhau. Là loại chữ phổ biến thời nhà Chu. Nhưng sau thời nhà Đường sự phổ biến của nó giảm xuống.
Bởi vì sơn có độ bám dính mạnh, người ta đã viết chữ bằng sơn trước khi phát minh ra mực. Họ đã dùng xiên tre để viết lên thẻ tre, được gọi là chữ Khế văn hay Trúc Giản thư.
Bởi vì thẻ tre cứng và nhiều dầu mỡ, chữ viết không được trôi chảy, các nét bút luôn được viết với các cạnh sắc nét, nét chữ được viết ra có đầu dày và đuôi mỏng, giống như hình những con nòng nọc.
Mọi sách thẻ tre viết bằng sơn, đều có thể là viết chữ khoa đẩu. Không giới hạn ở những chữ mà tương truyền do Thương Hiệt đã tập đại thành.
Ví dụ: những chữ trên Cổ Văn Kinh, Thượng Bác Giản, Thanh Hoa Giản, tất cả đều là chữ khoa đẩu.
Sau đó, vào thời Tuyên vương nhà Chu, Sử Trứu, quan chuyên về chép sử tức là Thái sử đã sửa đổi chữ này thành Đại Triện. Truyền thuyết Văn hiến đầu tiên có tên loại chữ này có lẽ là Ngụy Cổ Văn Thượng Thư Lễ An Quốc Tự (ngụy tác của người đời nhà Tấn).
Mặc khác, cũng có trong các sách cổ thẻ tre bị trộm ở mộ cổ được nhắc đến trong Tấn thư. Có người cho rằng, truyền thuyết hay huyền thoại về loại chữ này đã được lưu truyền từ thời nhà Tấn.
Văn hiến đầu tiên có tên loại chữ này có lẽ là Ngụy Cổ Văn Thượng Thư Lễ An Quốc Tự (ngụy tác của người đời nhà Tấn). Mặc khác, cũng có trong các sách cổ thẻ tre bị trộm ở mộ cổ được nhắc đến trong Tấn thư. Có người cho rằng, truyền thuyết hay huyền thoại về loại chữ này đã được lưu truyền từ thời nhà Tấn.
|
Theo Thu Hà/Vietnamnet