|
Diễn viên Hồng Đăng và gia đình nhỏ luôn ngập tràn hạnh phúc của anh. (Ảnh: NVCC) |
Từng bỏ sân khấu để đi làm kinh tế
Vừa đóng phim nói về xã hội đen "Người phán xử", giờ trên sân khấu bạn lại tiếp tục làm xã hội đen sao?
- Đăng đang tham gia vở kịch “Bỉ Vỏ” của Nhà hát kịch Hà Nội, trong vai đàn em của Năm Cam (Năm Sài Gòn). Đây là vở kịch nổi tiếng về đề tài xã hội đen, nhưng đề cập đến khía cạnh nhân văn.
Không phải cứ nói đến xã hội đen là mọi thứ đều xấu. Họ cũng có cốt cách riêng, cũng có lúc hướng thiện nhưng vì hoàn cảnh xô đẩy, họ tập hợp với nhau, có đôi khi chỉ là để cướp của người giàu chia cho người nghèo. Vai diễn của Đăng là dạng nhân vật hoạt náo với tính cách "nóng như lửa" của Trương Phi.
"Trước đây Đăng gần như tay trắng, phải vừa học vừa làm. Học xong lớp đào tạo diễn viên truyền hình và trường Cao đẳng nghệ thuật ra cũng chỉ đóng vai phụ, phim hồi đó cũng chưa nhiều. Đăng đi bán điện thoại di động, sau đó là bán xe mô tô, vừa là do sở thích riêng. Đến khi lấy vợ thì Đăng mở quán đồ nướng, lẩu vì thu nhập từ phim cũng không được bao nhiêu".
Sân khấu kịch ngoài Bắc hiện rất khó khăn nếu không nói gần như đang ngắc ngoải, điều gì khiến bạn gắn bó với nó? Nhiều diễn viên gạo cội cho rằng đó là do họ đã từng được trải qua thời hưng thịnh của sân khấu, và giờ họ đã lớn tuổi, cũng không biết làm gì khác. Còn bạn thì chắc không phải vậy?
- Đăng về Nhát hát kịch Hà Nội chính thức từ năm 2008, nhưng sau đó vài tháng buộc phải đi vì lúc đó Đăng đi theo phim nhiều, không đáp ứng được thời gian của đoàn. Sau khi có khoảng thời gian làm phim nhiều, Đăng lại có cảm giác muốn quay về đúng chuyên môn mình học. Đến năm 2013, khi đã thấy ổn định về thời gian để đóng góp được cho nhà hát thì Đăng quay lại.
Nếu nói là sân khấu khó khăn, thì chẳng phải riêng sân khấu, truyền hình cũng không phải là nơi cho bạn kiếm tiền. Chính vì thế, có thời gian gần 2 năm làm truyền hình, sau đó Đăng cũng phải bỏ truyền hình đi làm kinh tế rồi mới quay lại. Khi giao lưu với các bậc tiền bối, Đăng thấy được cái hay cái dở của sân khấu, hiểu được vì sao người thầy của mình lại yêu sân khấu.
Đăng được các chú các bác, các anh chị chia sẻ, và được đồng cảm. Về nhà hát Đăng cũng được giao một vai chính trong vở “Điệp khúc Virut” và nhận được giải thưởng lớn của hội diễn sân khấu. Đăng cảm nhận được tình cảm của các thế hệ trước dành cho lứa đàn em trong nghề như bọn mình.
Ai vào nghề này đều mong sự nổi tiếng, và để có được sự nổi tiếng thì cần sự dìu dắt của người đi trước. Với tập thể này (Nhà hát kịch Hà Nội - PV), trong cả sự nghiệp lẫn cuộc sống riêng, chúng tôi đều chung tay như một đại gia đình. Hỏi vì sao Đăng gắn bó với nơi này, thì đó không chỉ là vì công việc. Mà còn là tình cảm thân thiết như gia đình vậy.
Sắp tới Lê Thành sẽ có những "bất ngờ" cho khán giả
|
Hồng Đăng gây ấn tượng với khán giả trong vai Lê Thành trong phim "Người phán xử". (Ảnh: Ngoisao.vn) |
Nói về “Người phán xử”, có vẻ cuộc sống và hình ảnh đẹp đẽ mà Đăng gây dựng trước đó trên truyền hình cũng bị ảnh hưởng ít nhiều khi khán giả lên án Lê Thành?
- Làm nghề 15 năm rồi, Đăng cũng trải qua nhiều cung bậc cảm xúc đến từ dư luận và cả mạng xã hội. Thực ra khán giả đang bị cuốn vào phim, họ thực sự đang sống cùng những nhân vật trong phim. Họ khó chịu, bức xúc, tức giận khi thấy Lê Thành đang phá hoại nền tảng của Phan Thị mà không thể đưa ra lý lẽ thuyết phục.
Nhưng dù khán giả phản ứng tích cực hay tiêu cực thì cũng khiến Đăng rất vui vì chứng tỏ khán giả rất quan tâm đến phim, yêu quý phim và sống cùng phim. Còn với bản thân, tất nhiên Đăng không muốn khán giả cứ lên án nhân vật của mình mãi. Sắp tới đây, Lê Thành sẽ có những chuyển biến bất ngờ khiến nhân vật hấp dẫn hơn. Ở đây Đăng không nói về cách diễn mà sự thay đổi này liên quan đến tuyến nhân vật.
Được biết Đăng từng nhiều lần thử thách bản thân trong lĩnh vực kinh doanh. Lý do gì khiến Đăng không tiếp tục thử thách trong lĩnh vực này nữa?
- Trước đây Đăng gần như tay trắng, không có gì, phải vừa học vừa làm. Học xong lớp đào tạo diễn viên truyền hình và trường Cao đẳng nghệ thuật ra cũng chỉ đóng vai phụ, phim hồi đó cũng chưa nhiều. Đăng đi bán điện thoại di động, hồi đó có ít người bán, mình bán trên trang web và tại nhà, sau đó là bán xe mô tô, vừa là do sở thích riêng. Đến khi lấy vợ thì Đăng mở quán đồ nướng, lẩu vì thu nhập từ phim cũng không được bao nhiêu.
Hiện giờ nói Đăng không kinh doanh gì cũng không đúng đâu nhé! Nhà mình đang bán chè, nhưng do vợ Đăng làm là chính. Đăng quay về nhà hát kịch cũng bận. 2, 3 năm nay Đăng đi làm phim truyền hình gần như cả năm, rảnh thì đi quay quảng cáo, event, ra Bắc vào Nam suốt nên phải bỏ hết việc kinh doanh. Gần đây tầm ảnh hưởng của truyền hình rất tốt, kéo theo những lĩnh vực khác cũng được "hưởng lây", khiến cuộc sống của vợ chồng Đăng chưa thể nói là dư dả, nhưng khá dễ chịu.
Mỗi khi Đăng sắp rơi xuống vực, lại có một người xuất hiện và cứu mình
"Hồi xưa cả tính cách và làm nghề mình đều rất bản năng, yêu ghét là bộc bạch thẳng và phản ứng ngay lập tức. Nhưng giờ khi đã có tầm ảnh hưởng nhất định rồi thì mọi thứ đều phải tính toán. Như kiểu hôm nay mặc gì... Đi gặp ai thì từ trên đường đi đã phải nghĩ gặp họ mình sẽ nói gì...".(cười).
Từng đóng cặp với gần chục cô đào xinh đẹp nhất nhì của Vbiz, Đăng có lưu lại những ấn tượng nào về họ không?
- Hồng Diễm và Lã Thanh Huyền giống Đăng ở điểm hay đùa dai trước những cảnh nhạy cảm. Đăng có cách làm việc là trước mỗi cảnh căng thẳng hay đùa để cho tâm lý thoải mái hơn. Hai cô này cũng đùa dai đến độ cười ngặt nghẽo đến sát cảnh quay, rồi vài phút sau đó đã phải khóc tu tu. Đạo diễn nhiều khi rất ức chế với cách làm việc của chúng tôi.
Nhã Phương thì cần có sự tập trung, có lẽ do cách làm việc trong Nam nghiêm túc hơn. Thật ra chia sẻ với các bạn diễn nữ trong cảnh nhạy cảm rất khó, phải rất khéo chứ không thể nói em phải thế nọ thế kia. Trước mỗi cảnh quay cần cảm xúc, Đăng thường phải hỏi trước là em định làm như thế nào.
Nếu bạn diễn có cảm xúc tốt thì Đăng sẽ dựa vào cách diễn của họ mà theo, còn nếu bạn diễn mất tập trung thì mình phải đẩy cảm xúc lên. Nói chung đây là… bộ môn phối hợp. Trong 10 cảnh tình cảm thì cũng không thể nói có thể ăn ý với nhau cả 10.
Trước kia Hồng Đăng như tôi biết là một chàng trai rất bộc trực và nóng nảy. Giờ Đăng còn như thế không?
- Giờ mình đỡ nhiều rồi! Hồi xưa cả tính cách và làm nghề mình đều rất bản năng, yêu ghét là bộc bạch thẳng và phản ứng ngay lập tức. Nhưng giờ khi đã có tầm ảnh hưởng nhất định rồi thì mọi thứ đều phải tính toán. Như kiểu hôm nay mặc gì... Đi gặp ai thì từ trên đường đi đã phải nghĩ gặp họ mình sẽ nói gì... (cười).
Tính cách bản năng như vậy lại trải đời rất sớm, Đăng làm sao để không sa ngã ở thời tuổi trẻ còn ít kinh nghiệm?
- Thực ra là Đăng đã sa ngã rồi, sống bản năng thì tất nhiên là rất dễ sa ngã. Nhưng may mắn là khi ấy mình gặp được người tốt, họ kéo mình ra, không phải ai sa ngã cũng có được may mắn này. Sau này ngẫm lại, trong toàn bộ quãng đời mình, để có được những gì ngày hôm nay, cả sự nghiệp, kinh tế, mỗi khi Đăng gần như rơi xuống vực thì lại có một người xuất hiện và cứu mình. Và mình lại đứng dậy được. Kể cả hồi nhỏ có những lúc Đăng nghịch tưởng chết rồi mà vẫn không sao.
Những bộ phim tạo dấu ấn của Đăng cũng ứng nghiệm với điều này. Như phim “Cầu vồng tình yêu” Đăng từ chối 2 lần vì thời gian đó Đăng mới cưới, bố mẹ vợ Đăng ở nước ngoài về nên Đăng muốn có khoảng thời gian ở bên gia đình cho ông bà thấy yên tâm. Sau đó Đăng nhận một vai phụ, và phim cũng đã có diễn viên thế vào, nhưng có nhiều vấn đề nên Đăng lại được gọi vào vai chính lần 2. Minh Khang là vai diễn tạo bước ngoặt lớn của Đăng với khán giả.
Phim “Zippo mù tạt và em” cũng vậy. Thời gian đó công việc kinh doanh của Đăng không ổn nên Đăng không muốn đi đóng phim nhưng anh em chơi với nhau lại rủ rê. Và cuối cùng phim này cũng mang lại thành công cho cả ê kíp cũng như cá nhân Đăng.
Thế mạnh của Đăng chính là đôi mắt...
Là diễn viên hiếm hoi có lỗi diễn xuất nhập thần, khiến khán giả tin vào nhân vật mà bạn đang thể hiện. Điều đó là do cái duyên trời cho hay là do...?
- Trời cho mỗi người một thế mạnh riêng, người thì ở khả năng nói, họ nói gì nghe cũng rất cảm xúc mặc dù trong lòng họ không hẳn là như vậy. Hoặc có người tự tin ở các hoạt động. Nhiều anh chị, chú bác nói Đăng có thế mạnh ở đôi mắt. Đăng cũng luôn quan sát các bạn diễn để xem họ lấy cảm xúc bằng cách nào.
Nếu có cảm xúc thì mọi vận động của mình đều hợp lý, còn không thì ngay cả một cái vung tay cũng thành thừa thãi. Nhưng nói là do đâu Đăng có điều ấy thì phải công nhận là do bản năng. Mình chỉ thêm vào chút ít kỹ năng đã được đào tạo. Ví như khi quay phim, mình biết góc nào đẹp thì hướng đến để làm nổi bật cảm xúc trên màn ảnh.
|
Hồng Đăng tự nhận mình diễn xuất rất bản năng và đặc biệt có thế mạnh ở đôi mắt biết nói. (Ảnh: NVCC) |
- Đăng không hề biết gì về khả năng của mình. Thời điểm thi vào lớp đào tạo diễn viên truyền hình Đăng đang chờ kết quả thi khoa quản lý du lịch của Đại học Mở. Mẹ Đăng thấy quảng cáo trên ti vi thì bảo Đăng thi vì học cũng không mất tiền, thời gian cũng ngắn, vợ - khi đó là người yêu cũng bảo Đăng đi thi.
Thi đến vòng 1, chuẩn bị vào vòng 2 Đăng đã đi về, ra cửa thì bị một đạo diễn gọi lại bảo “sao chưa thi đã về thế, quay vào thi đi”. Vào nhìn các bạn phân vai tập cảnh mình cũng chắc mẩm là trượt rồi vì không biết gì cả. Lúc ngồi đợi thì gặp anh Đỗ Thanh Hải ra hỏi thăm rồi động viên vào thi. Thế rồi đỗ, rồi học.
Tốt nghiệp khóa bằng phim “Lời thề cỏ non”, Đăng được vào một vai rất hợp với mình cả về hình thức lẫn cảm xúc. Bảo là diễn thì lúc đó mình cũng chưa hẳn là biết diễn. Mình cứ nghĩ sao làm vậy, tưởng tượng mình là nhân vật, phải trải qua sự hắt hủi và phản ứng như thế nào. Lúc đấy thì bắt đầu cảm thấy, à thì ra đóng phim không khó lắm. Rồi mình được thầy Hoàng Dũng khuyên đi học chính quy rồi vào cơ quan làm nghề chính thức và mình đã làm theo như một sự dẫn dắt tiền định.
- Cũng có chứ. Đó là khi khởi nghiệp thất bại. Đàn ông mà! Hoặc khi thành công rồi mà lại không giữ được nó. Làm nghệ thuật Đăng cảm thấy mình bị yếu đuối hơn người bình thường nhưng Đăng cũng lấy lại được tinh thần nhanh hơn những người khác.
Trong nghề thì đó là thời điểm Đăng làm phim Sitcom “Những người độc thân vui vẻ”, lần đầu tiên thu âm trực tiếp và quay 3 máy cùng với các bậc đàn anh gạo cội như anh Quốc Khánh, anh Chí Trung, chị Vân Dung... Các anh chị không bao giờ cần học thoại, chỉ nắm cốt rồi “chém”.
Còn mình bỏ cả ăn trưa để học thoại mà vẫn nhịu lên nhịu xuống. Lúc ấy, bản tính sĩ diện trỗi dậy khiến mình muốn bỏ nghề, nhưng rồi mình lại được vực dậy, thích ứng được với lối làm phim tình huống, theo kịp các bậc đàn anh. Đó trở thành bài học quý báu trong nghề nghiệp. Mình đã may mắn sớm nhận ra nghề diễn không chỉ cần nghiêm túc mà còn là một cuộc chơi cần cả sự bay bổng.